NGÔI MỘ CỦA PETRUS KÝ & NỖI OAN THẾ KỶ ...

05 Tháng Chín 20182:16 CH(Xem: 5816)
565Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
565

NGÔI MỘ CỦA PETRUS KÝ & NỖI OAN THẾ KỶ ... 
petrusky-1petrusky-2petrusky-3









Mộ nằm trên đường Trần Hưng Đạo, ngay ngã tư với đường Trần Bình Trọng (quận 5). Đặc biệt, tại trần nhà mồ của học giả Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) có vẽ một bức Long Mã trong mây rất đẹp. "Long Mã" là một linh thú, đầu rồng mình ngựa, trở thành một biểu tượng trong vũ trụ quan Đông phương(Kinh Dịch). 

Ở các lăng tẩm, cung điện Huế, Long Mã được điêu khắc, trang trí rất công phu.

Tại Sài Gòn, ngoài nhà mồ Petrus Ký, chúng ta còn thấy tại mộ Võ Tánh ở Phú Nhuận có tấm bình phong hình Long Mã.

Lúc sinh thời, ông Petrus Ký đã tự thiết kế nhà mồ cho mình (ông qua đời vào ngày 1/9/1898). Bức vẽ "Long Mã ph
ụ đồ" chứng tỏ ngài Petrus Ký am hiểu Kinh Dịch.

 

* Petrus Ký làu thông Nho học, thông thạo nhiều ngoại ngữ. Ông là người có công trạng rất to lớn trong việc cổ súy chữ quốc ngữ (mà chúng ta hiện nay đang dùng)! Tờ Gia Định báo do ông làm chủ bút là tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.

* Năm 1874, ông được phong Giáo sư ngôn ngữ Á Đông và được tôn vinh là một trong 18 nhà bác học danh tiếng toàn thế giới cuối thế kỷ 19.

Ông để lại cho kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại hơn 120 tác phẩm về nhiều chuyên ngành: ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, pháp luật, kinh tế, chính trị, sinh học, văn học v.v… Học giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố đã nhận xét: “Khi lướt qua danh mục những tác phẩm của Petrus Ký, những tác phẩm này khiến người ta phải ngạc nhiên và gần như khiếp đảm bởi số lượng và tính đa dạng của chúng”.

* Ở Nam Kỳ là xứ thuộc địa, có không ít người xin nhập tịch Pháp nhưng học giả Pétrus Ký KHÔNG NHẬP TỊCH PHÁP, ông vẫn chuộng mặc áo dài đen khăn đóng, ở nhà kiểu ba gian hai chái, CÓ CUỘC SỐNG THANH BẠCH cho tới cuối đời.

Nhiều người đời nay không hiểu, thấy tên "Petrus" tưởng ông sửa tên theo Pháp cho hợp thời thế bấy giờ. Nhắc lại, cho đến cuối đời ông vẫn không chịu nhập tịch Pháp! Học giả Petrus Ký là người theo đạo Công giáo, và mỗi tín đồ Công giáo được chọn tên thánh cho mình, Petrus là tên thánh (Holy name), sẵn nói luôn "Petrus" (trong tiếng Anh là Peter) là vị thánh người Do Thái (chớ không phải Pháp gì ráo).

* Cách nhà mồ của học giả Petrus Ký không xa lắm là ngôi trường "Lê Hồng Phong". Thực ra, ngôi trường này đã được xây dựng từ thời Pháp, nổi tiếng tại Sài Gòn, trước năm 1975 được đặt tên là: trường "Petrus Ký" ! 

Có bao nhiêu em theo học trường "Lê Hồng Phong" (đổi tên sau năm 75) hiểu được sự nghiệp & nhân cách đáng trọng của học giả Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký)? Có bao nhiêu em biết đi tới nhà mồ của học giả cách đó không xa, để thắp nhang mà tỏ tấm lòng "tôn sư trọng đạo"?

* Tên tuổi của học giả Trương Vĩnh Ký, quê Chợ Lách (xưa thuộc Vĩnh Long, nay thuộc Bến Tre) bị đục bỏ khỏi bảng hiệu ngôi trường lừng danh (nằm trên đường nay gọi là Nguyễn Văn Cừ). Bức tượng của ngài Petrus Ký bị bứng khỏi công viên nằm gần Nhà thờ Đức Bà.

Thời may, ở quê nhà Chợ Lách, vẫn có một ngôi trường trung học mang tên "Trương Vĩnh Ký".

Thời may, ở Gia Lai vẫn có trường tiểu học đặt tên "Trương Vĩnh Ký" do các sư huynh dòng La San được phép mở trường. 

Ở Đắk Nông, có trường trung học cơ sở lẫn phổ thông lấy tên Học giả Trương Vĩnh Ký.

Trở lại Sài Gòn, bảng hiệu trường "Petrus Ký" lẫy lừng biến mất, nhưng lòng người vẫn còn nhớ nên sau này một ngôi trường tư thục (gồm cả ba cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) lấy tên "Trương Vĩnh Ký" mà đề danh (trường nằm ở quận 11, quận Tân Bình) ...

* Tôn sư trọng đạo, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" rốt ráo hơn hết là ghi lại sự nghiệp và đặc biệt nhân cách của Học giả Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký), đem vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường.

Bao giờ?

Trên fb Petrus Tran có ghi: "Ngài Petrus Ký trọn đời sống thật khiêm tốn, thanh bần, đáng được người đời nhớ tới, học hỏi, một đời sống rất đẹp của người Công giáo Nam Kỳ". 

(mời đọc: https://www.facebook.com/francisxavier.…/…/1267240396747063…)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn