Núi Yên Tử - Chùa Đồng

09 Tháng Ba 20155:26 CH(Xem: 12630)
516Vote
439Vote
363Vote
26Vote
118Vote
3.2142

Xin giới thiệu vài nét về Núi Yên Tử Chùa Đồng, mà tôi có dịp đặt chân đến vào tháng 7 năm 2014 vừa qua.

img-1880
Chùa Đồng - Đỉnh núi Yên Tử (ViDieu/PhoVietNam)
img-1749
Suối Giải Oan (ViDieu/PhoVietNam)
ditichlichsu-nuiyentu-thaihoang
Tượng Thái Hoàng Trần Nhân Tông (ViDieu/PhoVietNam)
img-1833
Tượng Đá Yên Kỳ Sinh (ViDieu/PhoVietNam)
ditichlichsu-nuiyentu-nhungnacthangdenchuadong
Đường Lên Chùa Đồng (ViDieu/PhoVietNam)



Núi Yên Tử là ngọn núi trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời hình thành và phát tiển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân Sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000 mét với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngà bậc đá, đường rừng núi….

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308), Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch Thất Mị Ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị.

Từ Hà Nội có thể đi xe hơi vượt quãng đường 125 km, đến thành phố Uông Bí thì rẽ vào đường Yên Tử, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

-        Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thởi không khí trong lành.

-        Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lõi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.

Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

Chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 mét, rộng 12 mét vuông, nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa VÂn, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác BẠc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích chủa chùa Lân mà đức Điếu NGự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn