Người Việt Tại Triều Tiên - North Korea

28 Tháng Năm 20184:44 SA(Xem: 2107)
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Người Việt tại Triều Tiên có một lịch sử từ cuối thời nhà Lý khi nhiều hoàng tử của nhà Lý đã chạy qua Cao Ly để tỵ nạn ở triều đình của vương quốc Goryeo sau khi nhà Trần lên nắm quyền. Có khoảng 5.000 người Việt thuộc dòng họ Lý Hoa Sơn và Lý Tinh Thiện là hậu duệ đời nhà Lý ở Việt Nam di cư sang Triều Tiên từ thế kỷ thứ 12, 13. Một trong những người Việt đến Cao Ly sớm nhất là Lý Dương Côn, một con nuôi của Lý Nhân Tông sau một vụ khủng hoảng kế vị, ông đã chạy qua Goryeo. Tại Triều Tiên hiện nay, ông được mọi người xem là người sáng lập ra Jeongseon-gun, Gangwon-do bon-gwan của họ Lý. Sau này, một hoàng tử khác của nhà Lý là Lý Long Tường (con trai thứ 7 của Lý Anh Tông), đã chạy qua tỵ nạn ở Goryeo năm 1226, sau khi nhà Trần chiếm ngôi nhà Lý.

Sau khi Triều Tiên bị chia làm hai quốc gia Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, người Việt tại đây tiếp tục sống ở cả hai quốc gia. 

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn là một quốc gia Đông á trên phần phía bắc bán đảo Triều Tiên. Sau khi Triều Tiên bị chia cắt, sinh viên từ Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã sang Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên du học đầu thập niên 1960.


Do tính chất khép kín của mình, cuộc sống tại Triều Tiên là bí ẩn với đa số người nước ngoài. 80% tin tức về nước này là từ báo chí phương Tây, hay các nước mà Triều Tiên gọi là thù địch - do đó nhiều thông tin là bịa đặt. Bản thân Triều Tiên cũng ít đưa hình ảnh của mình ra ngoài, nên dễ dẫn đến bị nhìn nhận sai lệch.

Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Quảng Ba nói về đời sống xã hội bên trong một đất nước Triều Tiên bị cấm vận, khép kín:

"Đúng là nếu chỉ đọc báo chí bên ngoài thì tưởng như Triều Tiên rất đói khổ, kiệt quệ. Song nhiều đoàn của Việt Nam và các nước khác sau khi thăm Triều Tiên về đều kinh ngạc: Không ngờ Triều Tiên lại phát triển đến như vậy... Về công nghệ cao, Triều Tiên có nhiều thành tựu mà ta phải ngưỡng mộ. Tiềm lực của người Triều Tiên chính là sức mạnh tinh thần và văn hóa, từ đó dẫn đến tiềm lực quốc phòng của họ... Tôi nghĩ ở đây có vấn đề về thông tin. Chẳng hạn như có 100 thông tin, hình ảnh đăng tải trên thế giới về Triều Tiên thì có đến 80% là từ báo chí phương Tây, hay các nước mà Triều Tiên gọi là thù địch, tức chỉ nói xấu, hay không có thì dựng ra là có. Bản thân Triều Tiên cũng ít đưa hình ảnh của mình ra ngoài, nên dễ dẫn đến bị nhìn nhận sai lệch. Riêng tôi thấy rằng cần bình tĩnh xem xét và đặt lại câu hỏi: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?” Trước khi đến, nhiều người cứ nghĩ Triều Tiên là quốc gia vô cùng khốn khổ, người dân thì hiếu chiến, nhưng đó là bởi họ chưa trực tiếp tham quan Triều Tiên. "Trăm nghe không bằng một thấy", nếu tiếp nhận thông tin qua nguồn gián tiếp, sự sai lệch sẽ rất nhiều"



Theo Wikipedia



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn