Hiện tượng được đặt tại công viên, bên cạnh USS Midway Musium, San Diego, California.
Địa chỉ: 55 Tuna Lane, San Diego, CA 92132
Phone: (619) 686-6200
Cô gái trong bức ảnh là Cô Greta Zimmer Friedman, được một thủy thủ, George Mendonsa, hôn tại Quảng trường Thời đại, New York, vào cuối Thế chiến II. Hai người chưa từng gặp nhau trước đó và sau cái ôm và nụ hôn ấy, họ đường ai nấy đi.
Qua nhiều năm, bức ảnh trở thành một biểu tượng lâu dài của niềm vui và sự cảm thông mà một quốc gia cảm thấy khi chiến tranh kết thúc. Hình ảnh này thậm chí đã được tưởng niệm trên một tem bưu chính của Hoa Kỳ. Để kỷ niệm cho ngày chiến thắng, một nhà thiết kế người Mỹ tên là Seward Johnson đã thiết kế nên bức tượng “Unconditional Surrender”, người cũng chịu trách nhiệm cho tác phẩm điêu khắc 26 feet này.
Cả Mendonsa và Friedman đều không nhận thức được bức ảnh hay vai trò của họ trong lịch sử cho đến nhiều thập kỷ sau đó. Vào năm 1980, khi tạp chí Life đưa ra một yêu cầu: yêu cầu hai nhân vật chính trong bức ảnh nên xuất hiện. Một trong những người bạn của Mendonsa đã đưa cho anh ta bức ảnh. Mendonsa tự nhận ra mình trong ảnh và liên lạc với tạp chí. Tương tự như vậy, ba phụ nữ đã tự nhận mình là cô y tá trong bức ảnh, nhưng Greta Friedman đã nhận ra mình trong bức ảnh khi cô nhìn thấy nó vào những năm 1960.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, người Mỹ đổ cả ra đường chia sẻ niềm vui vô hạn của ngày chiến thắng. Trong vô vàn hình ảnh để bắt vào trong ống kính của phóng viên, bắt chợt phóng viên ảnh Alfred Eisenstaedt thấy một chàng thủy thủ cao lớn sải chân chạy giữa đám đông, gặp cô gái nào anh cũng ôm hôn. Anh thủy thủ trong giây phút bốc đồng ấy, đã thấy trước mắt mình một cô y tá xinh đẹp. Anh choàng tay ôm và hôn cô gái. Cô gái ngỡ ngàng, nhưng cô đã chịu khuất phục trước nụ hôn vô tư của chàng lính thủy.
Trong cuốn sách "The Eye of Eisenstaedt", nhà nhiếp ảnh Alfred Eisenstaedt kể lại: “Trên quảng trường Thời Đại vào ngày V-J đó, tôi đã nhìn thấy một người lính thuỷ chạy dọc con phố và ôm chầm bất kỳ người phụ nữ nào anh ta nhìn thấy, bất kể già trẻ, béo gầy… Tôi chạy trước anh ta với chiếc máy ảnh Leica của mình và quay lại để chụp anh ta nhưng không tấm nào khiến tôi ưng ý cả. Bất chợt trong giây lát, tôi nhìn thấy anh ta ôm lấy cái gì đó màu trắng. Tôi quay lại và bấm máy ngay khi người lính thuỷ hôn cô y tá. Giờ đây tôi nghĩ, nếu cô ta mặc đồ tối màu, hay anh lính thuỷ mặc đồng phục trắng, thì chắc tôi chẳng bao giờ chụp bức ảnh đó. Tôi đã bấm máy chính xác là bốn kiểu, vỏn vẹn trong có vài giây. Tuy nhiên chỉ có đúng một kiểu thực sự tuyệt vời... Mọi người nói với tôi rằng, khi tôi đã ở trên thiên đường, họ vẫn nhớ tới bức ảnh của tôi”.
Hiện, hai nhân vật chính trên bức ảnh đều đã qua đời.
Cát An
Gửi ý kiến của bạn