Người Việt tại Nhật Bản

28 Tháng Năm 20185:35 SA(Xem: 2577)
517Vote
42Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.919

Người Việt tại Nhật Bản, là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ tám tại Nhật Bản vào năm 2004, đứng trên  người Indonesia và sau người Thái. Phần lớn trong số 26.018 người Việt cư trú hợp pháp sống tại vùng Kanto (13.164 người, chiếm 50,6% tổng số người Việt) và vùng Kelhanshin (5.289 người, chiếm 20% tổng số) bao gồm các phủ Kyoto, Osaka, Kobe. 

Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản có 37.000 người, trong đó có khoảng 17.000 người Việt sinh sống tại Nhật Bản, 17.000 tu nghiệp sinh và 3.000 lưu học sinh. Trước khi Tổng hội người Việt Nam ở Nhật Bản được thành lập, tại Nhật Bản có nhiều tổ chức hội của người Việt hoạt động rất mạnh như Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA), Hội Sinh viên Đông Du, Hội người Việt tại vùng Kansai và Hội người Việt vùng Kanto. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức này còn bị một số giới hạn do chưa có một tổ chức chung, quy mô, có thể đại diện cho toàn bộ cộng đồng người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Trên giấy tờ, Việt Nam gửi sang Nhật nhiều du học sinh, khoảng 60.000 vào năm 2016 nhưng số liệu thực tế của nhà chức trách Nhật Bản thì hơn 90% học sinh bỏ học với mục đích đi làm lậu không giấy phép. Vì vậy lằn ranh giữa người Việt qua Nhật lao động hay đi học không phải là hai nhóm riêng mà gần như hai là một. Ước tính chỉ khoảng 8% trong số 60.000, tức 5.000 người thật sự ghi danh đi học mà thôi.

Vào đầu thế kỷ 20, khi người Pháp đang đô hộ Đông Dương, nhièu sinh viên người Việt đã tìm sang Nhật Bản theo phong trào Đông du của hoàng thân lưu vong Cường Đế và Phan Bội Châu. Đến năm 1908 thì có khoảng hai trăm sinh viên Việt Nam ghi danh theo học tại các trường đại học của Nhật. Một số nhỏ sau đó định cư ở lại Nhật, tạo nên hạt mầm của cộng đồng người gốc Việt tuy lúc ấy rất khiêm nhường.

Mãi đến thập niên 1970, sau chiến tranh Việt Nam con só người Việt sang Nhật mới tăng mạnh với làn sóng người tị nạn được Nhật Bản đón nhận nhóm người này chiếm 70% tổng số Việt kiều ở Nhật vào đầu thế kỷ 21. Việc nhận dân tỵ nạn nước ngoài vào Nhật cũng đánh dấu một thời kỳ mới cho Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trước thập niên 1970, Nhật duy trì chính sách hạn chế người nhập cư để bảo vệ tính thuần chủng của người Nhật nhưng lệ này được nới lỏng kể từ đó trở đi.

Tính đến giữa thập niên 1990, khi trại tạm trú cho người tỵ nạn Đông Dương chính thức đóng cửa thì Nhật Bản đã đón nhận 11.231 người, trong đó có 8587 người Việt; số còn lại là  người Miên và Lào. Nhóm người Việt có 625 người là du học sinh thời Việt Nam Cộng hòa bị kẹt tại Nhật khi  Sài Gòn thât thủ năm 1975; 3536 người tỵ nạn thuyền nhân được tàu bè Nhật Bản vớt trên biển; 1820 người bốc từ trại tỵ nạn ở Đông Nam Á, và 2606 người nhập cảnh Nhật Bản dưới dạn đoàn tụ ODP của Liên hiệp quốc. 

Người tị nạn từ Việt Nam sau năm 1975 phần lớn định cư tại phủ Kanaggwa và Hyogp nơi có trại tạm cư ban đầu. Khi họ rời trại thì người Việt thường tìm đến khu vực đông người Nhật gốc Hàn sinh sống (Zainichi Korean). Dù vậy họ vẫn không mấy thông cảm với người gốc Hàn vì người Hàn đã hội nhập sâu rộng vào xã hội Nhật trong khi người Việt vẫn là cộng đồng non trẻ mới nhập cư.

Những người lao động nước ngoài đến Nhật sau những người tị nạn theo cái gọi là "làn sóng thứ ba" của người nhập cư gốc Việt bắt đầu vào những năm 1990. Khi những công nhân xuất khẩu lao động theo hợp đồng trở về Việt Nam từ các quốc gia khối phía Đông trước đó, các nước sau đó đã chuyển tiếp từ chế độ cộng sản, họ đã bắt đầu tìm kiếm điểm đến khác, nơi họ có thể kiếm được mức thu nhập tốt và Nhật Bản thu hút họ bởi Nhật Bản gần gũi Việt Nam về mặt địa lý và có mức sống cao. Vào cuối năm 1994, số lượng công nhân Việt Nam hằng năm đến Nhật đã đạt đến con số 14.305 người, phần lớn bằng thi thưc thực tập sinh công nghiệp. Trái ngược với các nước xuất khẩu lao động ở khu vực Đông nam Á khác, phần lớn người di cư là đàn ông, bởi những giới hạn của chính phủ Việt Nam đối với người đi nước ngoài làm việc trong các lĩnh vực vốn phụ nữ chiếm ưu thế như làm việc nhà và giải trí.

Năm 2014, Nhật Bản đón nhận 20.000 công nhân gốc Việt sang làm việc theo hợp đồng, đứng hàng thứ nhì sau Đài Loan. 

Tính đến năm 2017 thì con số đó tăng lên khoảng 50.000 công nhân lao động từ Việt Nam sang Nhật, số không nhỏ đi làm mà không có giấy phép, phần do công ty môi giới lợi dụng tuyển dụng để làm tiền, phần do hãng xưởng của Nhật muốn giảm chi phí về lương bổng khi mướn người ngoại quốc. Riêng năm 2016 nhà chức trách Nhật đã phát hiện hãng Satoshi Kogyo đã trục lợi đưa 4.000 người Việt sang làm lao công bất hợp pháp.




Theo Wikipedia

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn