Chùa Việt Nam Tại Sài Gòn (Thành Phố Hồ Chí MInh)

21 Tháng Tư 20155:10 CH(Xem: 9652)
52Vote
421Vote
31Vote
219Vote
12Vote
345
SÀI GÒN (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Chùa Ấn Quang
243 Sư Vạn Hạnh,
Quận 10, TP. HCM
 
Chùa Bảo Đàm.
538A tổ 89 đường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Bình.
Số điện thoại: 08.8605190.
Trụ trì: Ni sư Thích Nữ Huệ An.
 
Chùa Bảo Vân
33/37 Vạn Kiếp, Quận Bình Thạnh.
Số điện thoại: 08.8414511
Trụ trì: Ni sư Thích Nữ Diệu Chỉ.

Chùa Bảo Tịnh.
184/7 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh.
Số điện thoại: 08.5106203.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Thanh Thế.

Chùa Bát Chánh Đạo (Nguyên Thủy)
16/12A Đường số 12, Khu phố 4
Phường Tam Bình, Q. Thủ Đức
TP. HCM

Trụ trì: Tỳ Khưu Minh Tấn

Năm 1970, cố Hoà thượng Giới Hương đã đến vùng đất Tam Bình Thủ Đức tu thiền theo hạnh đầu đà của Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Tại đây phật tử địa phương phát tâm xây dựng một liêu cốc 12m2 dâng cúng cho ngài. Ngày 17/3/1987, Hoà thượng viên tịch, thượng toạ Pháp tâm tiếp tục truyền thống tu hạnh đầu đà tại tịnh thất Bát Chánh Đạo của thiền sư Giới Hương. Đến năm 2000, Thượng toạ bệnh và về dưỡng bệnh tại chùa Giác Quang, tịnh thất không ai quản lý. Đại đức Thiện Minh được gia đình tu nữ Diệu Tấn mời đến quản lý tịnh thất Bát Chánh Đạo. Song vì chu vi quá nhỏ hẹp, nên Đại đức mua thêm 2 lô đất để nới rộng diện tích chùa. Năm 2000, Đại đức Thiện Minh đệ đơn xin Giáo Hội và nhà nước dựng bảng chùa và đăng ký sinh hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, và đã được Giáo Hội và Nhà nước công nhận với danh xưng chùa Bát Chánh Đạo.

Đầu năm 2005, Đại đức Thiện Minh mời Đại đức Minh Tấn về làm trụ trì chùa Bát Chánh Đạo. Đại đức đã làm được 2 công trình đó là: tăng xá và chánh điện. Tăng xá với diện tích 12m2  xây 2 tầng lầu khởi công ngày 20/10 hoàn thành ngày 15/12 năm Ất Dậu. Chánh điện với diện tích 54m2  khởi công ngày 17/7, hoàn thành ngày 20/9 năm Bính Tuất. Trong ngày khánh thành, có nhiều Chư tăng đại diện các chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ đến tham dự (tổng kinh phí 2 công trình này khoảng 250.000.000 đồng do chư Tăng và phật tử chung hùn phước, đặc biệt là phật tử Văng Phi Nga, Hà Thế Hưng, Hồ Thu Tuyền. Cuối năm 2006, gia đình phật tử Tám Hưởng phát tâm cúng dường 54m2 đất cổ mộ để cho diện tích chùa sau này được rộng thêm).

Hiện nay mỗi chiều chủ nhật, tại chùa Bát Chánh Đạo có lớp học Vi Diệu Pháp (Luận Tạng pali) vào lúc 14 giờ  do Đại đức Thiện Minh và cư sĩ Đức tài phụ trách.


Chùa Bát Bửu Phật Đài
Xã Lê Minh Xuân
H. Bình Chánh, TP. HCM
 
Chùa Bát Nhã
327/11 Nơ Trang Long
Quận Bình Thạnh. TP. HCM
Email: batnha@hcm.vnn.vn
Trụ trì: TT Thích Đạt Đạo

Chùa Bồ Đề 
6B/1 Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng
Q. 7, TP. HCM
Trụ trì: Tỳ Khưu Phước Đức
 
Chùa Bồ Đề.
109/8A Bến Vân Đồn, Quận 4.
Số điện thoại: 08.8253664.
Trụ trì: Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Hạnh.
 
Chùa Bodhivamsa Pathi Vong (Khmer)
Tỳ Kheo Thích Lâm Ym
1985B Hồng Lạc, P.10
Q. Tân Bình, TP. HCM
 
Chùa Bửu Đà.
419/11 Cách Mạng Tháng 8, Quận 10.
Số điện thoại: 08.8652369.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Như Thọ.
 
Chùa Bửu Lâm.
19/8 Thuận Kiều, Quận 12.
Trụ trì: Đại Đức Thích Như Dự.
 
Chùa Bửu Long (Nguyên Thủy)
Tỳ Kheo Thích Viên Minh
81 Đường Nguyễn Xiến
P. Long Bình, Q. 9, TP. HCM
Số điện thoại: 08 3732 5059 - 0913 735 376
Ni viện: 08.38889168
Trụ trì: Tỳ Khưu Viên Minh

Vài nét về nguồn gốc và sinh hoạt Tổ Đình Bửu Long


Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một Tịnh Thất có khuôn viên rộng hơn 11 ha, tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc, tại Khu phố Thái Bình 1, Phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, sau khi đã quy y và thọ pháp với Thiền Sư Hộ Tông. Mục đích của ông là lập đạo tràng này để thỉnh Ngài về truyền pháp cho nhóm bạn bè đồng đạo của mình cùng nhau sách tấn tu tập.

Năm 1958, nhân Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam ra đời, ông hoan hỷ dâng cúng tịnh viên này đến Thiền sư Hộ Tông, vị Tổ sáng lập và cũng là đức Tăng Thống đầu tiên của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, để thành lập thiền viện và từ đó Thiền viện Bửu Long đã được Tổ chính thức xây dựng. Và cũng từ đó chư Tăng và Phật tử gần xa đến học thiền với Ngài rất đông, vì Tổ không những tinh thâm pháp thiền định tuệ mà còn biết rõ tâm của mỗi hành giả để hướng dẫn pháp hành chính xác và cụ thể cho từng trường hợp.

Năm 1961 Ngài Narada Mahàthera, một vị Tăng Trưởng Phật giáo Tích Lan tặng thiền viện một cây Bồ-đề có nguồn gốc từ cây Đại Bồ-đề đức Phật thành đạo tại Bồ-đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Tổ rất quý cây Bồ-đề này nên đã xây dựng thành một Bồ-đề Phật Cảnh để tưởng niệm nơi đức Phật Thành Đạo.
Năm 1965 cư sĩ Võ Hà Thuật mới chính thức được Tổ truyền đại giới, pháp hiệu Lão Tâm, mặc dù đã hầu cận thầy trên 10 năm. Năm 1969 Đại đức Lão Tâm viên tịch hưởng thọ 68 tuổi. Để tỏ lòng tri ân Đại đức, Chư Tăng Phật tử đã xây tháp phụng thờ, trên ngọn đồi phía Đông Nam trong khuôn viên thiền viện.

Năm 1981 Tổ Hộ Tông viên tịch, hưởng thọ 88 tuổi, Tháp Tổ được Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam phụng lập ngay sau Bồ-đề Phật Cảnh, để đời đời tưởng niệm ân đức cao dày của vị Tổ sáng lập Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, vị Thiền Sư  tinh thâm định tuệ và vị Tổ khai sơn Thiền viện Bửu Long.

Dưới thời Tổ Hộ Tông làm Viện Chủ có 4 vị Trụ Trì thay phiên trợ lý: Đại Đức Lão Tâm (1965-1969), Đại Đức Ngự Tâm (1969-1976), Đại Đức Tăng Huệ (1976-1981).

Năm 1982, theo di chúc của Tổ, Hòa thượng Viên Minh được Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam bổ nhiệm về thừa kế chức vụ Viện Chủ Thiền Viện Bửu Long. Trong thời gian làm Viện Chủ, Hòa thượng Viên Minh đã cử Thượng tọa Bửu Đức làm Trụ Trì và đã liên tục trùng tu tôn tạo chùa Tổ thành một ngôi danh lam tiêu biểu cho văn hóa Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc.

Đến nay Thiền Viện Bửu Long đã xây dựng được những hạng mục như sau:

- Năm 1992 xây dựng Ni Viện để đào tạo Ni Chúng Nam Tông. Số Ni chúng được đào tạo hiện nay đã có nhiều vị đi học nước ngoài, có học vị tiến sĩ, phó tiến sĩ và thạc sĩ.

- Năm 1993 trùng tu thiền thất của Tổ để làm Tổ đường lưu niệm chỗ trú ngụ và sinh hoạt hàng ngày của Tổ trong những năm tu hành cũng như hoằng dương chánh Pháp tại thiền viện Bửu Long. Trong Tổ Đường có tượng sáp của Tổ đang ngồi tự nhiên trong tư thế hàng ngày Ngài dạy đạo cho chư Tăng, Ni, Phật tử mỗi khi đến tham vấn.

- Năm 1995 Hòa thượng Viên Minh cùng với Hòa thượng Hộ Pháp (đệ tử của Tổ du học ở Miến Điện và Thái Lan gần 30 năm trở về) trùng tu Bồ-đề Phật cảnh để tỏ lòng tri ân cũng như thực hiện tâm nguyện của Tổ trước khi viên tịch.

- Năm 1996 xây dựng Tăng xá và trường học Pàli do Hòa thượng Hộ Pháp vận động Phật tử Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam cúng dường để nói lên tinh thần đoàn kết giữa Phật giáo ba nước.

- Năm 2000 xây dựng Trai Dường và nhà trù để cung ứng nhu cầu sinh hoạt truyền thống như để bát, trai Tăng v.v… hàng ngày cũng như trong những dịp lễ lớn hàng năm.

- Năm 2002 xây dựng động Bồ-tát khổ hạnh theo sáng kiến thiết kế của Hòa thượng Viên Minh để tưởng niệm Bồ-tát Siddhattha tu 6 năm khổ hạnh trong một hang động trên núi Khổ Hạnh Lâm gần Bodh Gaya, Ấn Độ.

- Năm 2004 trùng tu Chánh Điện. Chánh điện trước đây là di tích của Tổ và Đại Đức Lão Tâm để lại, vì vậy chủ yếu là trùng tu tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.

- Năm 2005 xây dựng tượng đài Niết-bàn Phật cảnh gồm một Tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn. Chung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka tại các Phật tích Ấn độ.

- Năm 2007 khởi công xây dựng Đại Bảo Tháp Gotama Cetiya, để tôn thờ Xá-lợi Phật và chư đại Thánh Tăng. Mặt bằng xây dựng tháp rộng trên 2000m2, cao khoảng 70m so với mặt biển. Một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.

Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long có những đặc điểm như sau:

- Sinh hoạt theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) lấy Tam Tạng Pāḷi làm gốc, đồng nhất với các nước Phật giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á.

- Kiến trúc theo văn hóa Phật Giáo cổ đại có nguồn gốc trực tiếp từ nền văn minh vùng Suvannabhumi ảnh hưởng văn minh Phật giáo Ấn Độ thời đại vua Asoka, còn đậm nét ở Ankor Wat và các tháp Cham Việt Nam.

- Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long đã được công nhận là môt hạng mục trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Điều này phù hợp với quyết định của Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam đặt văn phòng Ban Phật Giáo Nam Tông tại đây làm Trung Tâm nghiên cứu và giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển, tổ chức, sinh hoạt, và sự cống hiến của Phật Giáo Nguyên Thủy cho nền văn hóa, giáo dục, đạo đức, v.v... của đất nước nói riêng, đồng thời nghiên cứu giới thiệu các nước theo Phật giáo Nguyên thủy đã đóng góp được gì cho sự tiến bộ của văn minh nhân loại.

- Ngoài sinh hoạt tôn giáo và văn hóa giáo dục Thiền viện Tổ Đình Bửu Long còn rất tích cực trong công tác y tế và từ thiện xã hội với các tổ chức: một Ban Từ Thiện, một Chi Hội Chữ Thập Đỏ và một Phòng Khám Bệnh phát thuốc miễn phí hoạt động vào mỗi ngày thứ bảy hàng tuần.
Hiện nay, ngày càng có nhiều người nghiên cứu Phật Giáo Nguyên Thủy, vì vậy Thiền viện Tổ Đình Bửu Long đang nỗ lực phát huy tiềm năng của mình để đáp ứng nhu cầu thiết thực và chính đáng của quần chúng về cả hai mặt pháp học lẫn pháp hành, với phương châm phục vụ để hoàn toàn, hoàn toàn để phục vụ.

Những ngày lễ lớn của Tổ đình:
1. Đêm thọ đầu đà kỷ niệm ngày Thánh Hội - ngày rằm tháng Giêng ÂL
2. Lễ Tam Hợp (Đản Sanh, Thành Đạo, Niết-bàn) – ngày Rằm tháng Tư ÂL.
3. Lễ Để Bát Báo Hiếu – ngày Rằm tháng Bảy và 30 tháng Tám ÂL.
4. Lễ Giỗ Tổ Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam – ngày 26 tháng Bảy ÂL.
5. Lễ Dâng Y Kathina – ngày 17 tháng Chín ÂL.


Chùa Bửu Long.
219/7 Trần Văn Đang, Quận 3.
Số điện thoại:08.8844601.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Tâm Tấn.

Chùa Bửu Quang.
39/1 khu phố 1, Trần Xuân Soạn, Quận 7.
Số điện thoại: 08.8721593
Trụ trì: Thượng tọa Thích Giải Thắng.
 
Chùa Bửu Quang
Tỳ Kheo Thích Thiện Nghiêm
75 Ấp Gò Dừa, P. Bình Chiếu
Q. Thủ Đức, TP. HCM
ĐT: (08) 8 962 578

Chùa Bửu Quang (Nguyên Thuỷ)

171/10 Quốc lộ 1A, Tổ 8, Khu phố 3
Ấp Gò Dưa, Phường Bình Chiểu,
Quận Thủ Đức, Tp HCM
Số điện thoại: 08. 3729 0248; 0903 870 370
Trụ trì: Tỳ Khưu Thiện Minh

Chùa được xây dựng vào năm 1938, do cụ Nguyễn văn Hiểu chủ quản. Lý do là cụ Hiểu hay tin người bạn đạo Lê văn Giảng xuất gia theo Phật giáo Nguyên thủy. Vì trước đây, hai người bạn này có giao nguyện với nhau là cụ ở lại quê hương tìm đất xây chùa, còn bác sĩ Giảng lên Nam Vang khảo cứu kinh điển, xuất gia và truyền đạo Phật về Việt Nam để phổ biến. Khi biết được tin bác sĩ Giảng đã xuất gia, các ông Nguyễn văn Hiểu, Nguyễn văn Quyến và Văn Công Hương lập tức vào Chợ Lớn tìm đất xây chùa nhưng không tìm được chỗ nào thích hợp. Sau đó, ba người lên Gò Dưa, Thủ Đức, tìm được một khu đất rất thích hợp để xây chùa, vì địa điểm không xa thành phố mà cũng không gần thành thị, với phong cảnh rất yên nhàn. Được biết đất này của Bà Cả và của ông Xã Trưởng Bùi Nguơn Hứa, họ đến gặp hai ông bà để thương lượng giá cả tiến hành việc xây dựng chùa. Nhận thấy ba người này có thiện tâm lo việc chùa chiền, ông bà rộng lòng cho họ khai phá hơn hai mẫu đất để xây chùa mà không cần phải trả tiền. Trước nghĩa cử cao đẹp của ông bà chủ đất, cụ Hiểu và những người bạn đạo rất cảm kích, và chính nghĩa cử này giúp họ gia tăng đức tin Phật pháp nhiều hơn nữa.

Kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa này rất đơn giản, không có gì đặc sắc. Ban hộ tự chỉ xây một chánh điện thờ Phật và tám Liêu Thất theo kiểu nhà sàn của người Campuchia để cho chư Tăng cư ngụ. Năm 1939, nhận thấy nhu cầu cần thiết để đào tạo các vị Sa di (người mới vào chùa tu tập) tu học Giới luật, và đọc kinh kệ cho thông thạo - vì những vị này là mầm non của đạo pháp - ban hộ tự lại tiếp tục xây thêm một phòng học đặc biệt để huấn luyện Sa di. Đến năm 1940, cụ Nguyễn Văn Hiểu phát tâm bán căn nhà riêng của mình, dùng phân nữa số tiền bán nhà để xây lại chùa Bửu Quang bằng ngói gạch theo lối kiến rất đặc biệt, kết hợp và pha chế theo các loại kiến trúc Khơme, Tây và Tàu thành ra một loại kiến trúc rất Việt Nam. Ngày nay chúng ta vẫn còn nhìn thấy loại kiến trúc này ở Thích Ca Phật Đài (Vũng Tàu). Đồng thời, cụ cũng xây một Tăng xá ba lầu cũng bằng ngói gạch cho chư Tăng trú ngụ. Còn phân nữa số tiền còn lại cụ dùng để mua đất làm ruộng, thâu huê lợi cho chùa. Chùa Bửu Quang ngày nay không phải là kiến trúc thời của cụ Nguyễn văn Hiểu xây dựng, vì năm 1947 chùa bị giặc Pháp tàn phá. Sau chiến tranh, anh em cư sĩ ở đó đi xin vật liệu cất lại chùa và nó tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Chùa Bửu Quang là ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy đầu tiên của người Việt tại Việt Nam. Năm 1939, Hòa thượng Hộ Tông cùng một số chư Tăng lần đầu tiên về Việt Nam truyền đạo và các ngài trú tại đây để làm căn cứ điểm hoằng dương chánh pháp. Từ đó đến nay, theo nhịp bước của thời gian, Bửu Quang đã trải qua những đời trụ trì:

- Hòa thượng Hộ Tông
   - Hòa thượng Pháp Tịnh
   - Thượng tọa Thiện Quang
   - Đại đức Sán Nhiên
   - Đại đức Thiện Nghiêm.

Ngôi Tam bảo này có lúc mạnh lúc yếu, tùy thuộc vào vị trụ trì lãnh đạo. Có thể nói thời trụ trì của Hòa thượng Hộ Tông thì rất thạnh hành nhưng không được tồn tại bao lâu để rồi Hòa thượng lại đi đến khác tiếp tục con đường hoằng pháp. Đến thời trụ trì của Thượng tọa Thiện Quang chẳng những do bàn tay khéo tạo của Thượng tọa làm cho phong cảnh ở đây càng khởi sắc hơn, mà còn cả tài ngoại khéo léo của Thượng tọa làm cho người đến chùa Bửu Quang không những Phật tử mà còn cả các đạo giáo khác.

Chùa Bửu Quang là ngôi chùa tiêu biểu đầu tiên cho nên ngay từ buổi đầu đã có những sinh hoạt khá đặc biệt. Có trường học để đào tạo cho các vị Sa di. Có những lớp học dành cho chư thiện nam tín nữ nghiên cứu về pháp học lẫn pháp hành. Đặc biệt pháp hành ở đây được xiển dương một cách khá cao độ và người học thiền lúc đó cũng khá nhiều. Lý do chính là vì những người đến học thiền ở đây là những công chức với đời sống rất bận rộn và căng thẳng, nhờ có hành thiền mà tâm trí ho được thoải mái và thanh thản hơn. Thường thường những khóa thiền như vậy do Hòa thượng Hộ Tông và chư Tăng trong chùa phụ trách. Thỉnh thoảng Hòa thượng Bửu Chơn được thỉnh từ Nam Vang về dạy phụ đạo, vì lúc này Hòa thượng đang hành thiền ở rừng núi Campuchia.

Số Phật tử đầu tiên đến quy y và tu thiền là những gia đình của ông bà Cả Hứa, ông cả Ngưu ở Phú Nhuận, Nguyền Văn Hiểu, Văn Công Hương, Nguyễn văn Quyến, ông Hương Giáo Thêm(hòa thượng khai sáng tổ đình Giác Quang), ông Thông Phán, Phạm công Lợi, ông Núi (nay là Thiền sư Bửu Hạnh), ông Trần văn Cầm, ông Trần Văn Nhân, ông Nguyễn văn Mum (cố Đại đức Tuệ Quang), Đoàn văn Huờn, v.v. Đời sống vật chất chư Tăng lúc này tương đối đầy đủ nhờ có cụ Hiểu khéo léo tổ chức mướn người làm ruộng để có lúa gạo để chư Tăng thọ dụng. Tuy nhiên, hằng ngày Các vị Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thiện Thiện Luật và chư Tăng đều mang bát sống hạnh khất thực.

Khất thực cũng là lối sống khiêm nhường của chư Tăng, đồng thời là một phương cách gần gũi quần chúng để giúp họ phát tâm đặt bát cúng dường gieo duyên lành trong chánh pháp. Mỗi lần hòa thượng và chư Tăng đi khất thực như vậy đã gieo trong tâm trí của người dân đức tin đối với chư Tăng và nhà chùa rất lớn và cũng có một số người rất thắc mắc tại sao những người này lại đi xin ăn? Tại sao những người này ăn mặn? Tại sao những người này không ăn buổi chiều? Từ những hoài nghi thắc mắc như vậy, họ kéo nhau đến chùa để nhờ các nhà sư giải đáp. Những lần như vậy thì được Hòa thượng Hộ Tông và Hòa thượng Thiện Luật giải thích cận kẻ cho họ hiểu đúng chánh pháp của Phật giáo nguyên Thủy. Thế là những người đó hoan hỷ phát tâm xin quy y Tam bảo, trở thành cận sự Nam và cận sự Nữ của Phật giáo Nguyên thủy, thậm chí có những người xuất gia trở thành nhà sư. Do đó chùa Bửu Quang lúc bấy giờ rất nổi tiếng, nhiều Phật tử tới lui đến chùa học đạo và có nhiều nhà sư cư ngụ đến tại đây. Những vị tiền bối của Phật giáo Nguyên thủy đa phần điều có sinh hoạt Phật pháp và lưu trú tại đây một thời gian khá dài trước khi lên đường hoằng pháp.


 
Chùa Bửu Thắng 
Tỳ Kheo Thích Hộ Chơn
126/331 Đường Cao Vân, P 18
Q. Tân Bình, TP. HCM
 
Chùa Bửu Tự
80 A Cao Thắng
Q. 3, TP. HCM
 
Chùa Chandaramsya (Khmer)
Tỳ Kheo Danh Lung
164/235 Trần Quốc Thảo, P. 7
Q. 3, TP. HCM
ĐT: (08) 8 435 359

Chùa Chánh Giác.
100/83 Lê Quang Định, Quận Bình Thạnh.
Số điện thoại: 08.8411899.
Trụ trì: Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Chánh.

Tịnh xá Chơn Giác.
188/4F Trần Kế Xương.
Số điện thoại: 08.8415664.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Đồng Tín.
 
Chùa Diệu Đức
484/9 Lê Quang Định, P. 11
Q. Bình Thạnh, TP. HCM
 
Chùa Dược Sư
464 Lê Quang Định
Q. Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT: (08) 8 940 156
 
Chùa Diệu Quang
100 Trần Văn Quang, P. 10
Q. Tân Bình, TP. HCM
 
Chùa Đa Bảo.
51/6 Ông Ích Khiêm, Quận 11.
Số điện thoại: 08.8580051.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Thông Niệm.

Tổ đình Đông Hưng
201 Lương Định Của, Quận 2.
Số điện thoại:08.7415599.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Đồng Tín.
 
Chùa Đông Thạnh.
512/8 Trần Não, Quận 2.
Số điện thoại:08.8890933.
Trụ trì: Đại Đức Thích Chúc Kiên.
 
Chùa Đức Lâm.
111 Lạc Long Quân, Quận Tân Bình.
ĐT: 08.8602692.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Giải Thiện.
 
Chùa Đức Quang
330 Nguyễn Tất Thành, Quận 4.
Số điện thoại: 08.8254863.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Hạnh Ngộ.
 
Chùa Giác Hải
345/45 Hùng Vương
Q. 6, TP. HCM
 
Chùa Giác Lâm
118 Lạc Long Quân
Q. Tân Bình, TP. HCM

Chùa Giác Quang
Tỳ Kheo Thích Hạnh Trí
129 F/138/92 Bến Vân Đồn
P. 6, TP. HCM
ĐT: (08) 8 255 248
 
Chùa Giác Quang (Nguyên Thuỷ)
Tỳ Kheo Thích Thiện Đạt
47 Lương Văn Can, P. 15
Q. 8, TP. HCM
ĐT: (08) 8 549 247

Chùa Giác Quang được xây dựng năm 1945, do hòa thượng Giác Quang chủ quản. Trước khi xuất gia, hòa thượng là một người rất có uy tín với xã hội, ngài từng đảm nhận những chức vụ Chánh Lục Bộ, Hương Hào, Hương Quản và Xã Trưởng. Mặc dù thành danh trên đường đời và có một mái ấm gia đình vô cùng hạnh phúc, nhưng ngài vẫn quyết định xuất gia kể từ khi Phật giáo Nguyên thủy du nhập Việt Nam năm 1939, Lúc đó, tiếng chuông chánh pháp đánh vang dội bốn phương trời phía nam, thấu tai thiện nam Dương Văn Thêm.

Thế rồi những ngày cuối tuần thiện nam đến chùa Bửu Quang học đạo do lời giới thiệu một người bạn. Lần đầu tiên trong cuộc đời của thiện nam mới gặp một người xuất gia theo Phật giáo Nguyên thủy, phong thái sung sướng và hoan hỷ, tướng mạo trang nghiêm, y phục chỉnh tề, lời nói hiền dịu. Tuy những vị Sa môn này chưa nói một lời nào về đạo pháp nhưng ông cảm thấy một bài pháp vô ngôn có giá trị luân lý rất cao. Những vị Sa môn đầu tiên mà thiện nam Dương Văn Thêm gặp là các vị Hòa thượng Hộ Tông và Hòa thượng Thiện Luật. Nhờ nhân duyên hạnh ngộ hai vị cao tăng của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam và đức tu của hai vị này, ông phát tâm tu học đạo pháp.

Để phát triển thêm đạo tâm của mình, sau cuộc hạnh ngộ hai vị Sa môn của Phật giáo Nguyên thủy, thiện nam quyết chí về Bình Đông lập thất tu tập. Ở đây thiện nam vừa tu vừa giới thiệu bạn bè đồng nghiệp và những thân hữu, bạn hữu để biết Phật giáo Nguyên thủy. Trong số những người đó sau này cũng có vị xuất gia theo Phật giáo Nguyên Thủy như Hòa thượng Tinh Tuệ, Pháp Tâm, Giác Nhân, v.v. Sau nhiều đêm đắn đo, suy tư, Thiện nam họp bạn đạo để giao tịnh thất cho cư sĩ Tinh Tuệ trông nom và hướng dẫn bạn đạo tu hành. Để rồi một ngày nọ, năm 1940, thiện nam Dương văn Thêm được sự cho phép của hiền thê rời bỏ gia đình, quê hương yêu dấu và cuộc đời phú quý để sang Nam Vang tìm thầy học đạo và xuất gia. Hòa thượng tế độ đặt cho pháp danh là Giác Quang.

Trải qua 5 năm tầm sư học đạo và xuất gia ở đất nước chùa tháp, ngài Giác Quang nhìn thấy đất nước Campuchia Phật giáo Nguyên thủy quá thạnh hành, nhìn về quê hương biết các vị tiền bối đang chuẩn bị thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Ngài quyết định xin phép Thầy tế độ để về Việt Nam kết hợp các vị hòa thượng trong phái đoàn truyền giáo của Hòa thượng Hộ Tông để đóng góp phát huy Phật giáo Nguyên thủy.

Vì Phật giáo Nguyên thủy mới truyền về Việt Nam không được bao lâu nên chùa chiền rất hiếm. Muốn đào tạo tăng tài thì phải có chùa. Để góp phần kiến tạo chùa cho Giáo hội, Hòa thượng không màn cực nhọc cùng các bạn đạo ngày xưa vận động tịnh tài mua đất thêm xung quanh tịnh thất của Hòa thượng và dần dần xây dựng một ngôi chùa khang trang cho chư Tăng cư ngụ. Chùa do Hòa thượng có công sáng lập nên tất cả mọi người đề nghị đặt tên chùa là Giác Quang Tự và nó tồn tại cho đến bây giờ. Năm 1959, Hòa thượng và các Phật tử trùng tu lại ngôi chùa, xây dựng thêm cốc liêu, tạo thêm Phật cảnh để cho chư Tăng có đầy đủ chỗ cư ngụ và Phật tử có thêm Phật cảnh lễ bái cúng dường.

Về kiến trúc, từ năm 1959, chùa Giác Quang tương đối có một kiểu kiến trúc đặc biệt tiêu biểu cho kiến trúc của Phật giáo Nam tông thời đó.Vì hòa thượng xuất gia ở Campuchia nên hình thức ngôi chùa đôi nét cũng bị ảnh hưởng nhưng không mất đi tính dân tộc, chẳng hạn như mặt tiền chùa xoay về hướng tây nhưng chánh điện xoay hướng về phương đông, tượng Phật trong chánh điện đúc theo kiểu Campuchia. Chánh điện tuy nhỏ nhưng trang trí rất trang nghiêm. Chùa nằm trên khu đất khoảng một mẫu, nay tọa lạc tại số 47 đường Lương Văn Can, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa chia làm hai khu, khu mặt tiền là Chánh điện, giảng đường, Tăng xá, Nhà trù và trường học; khu mặt hậu là những liêu thất của chư Ni. Du khách từ cổng chánh bước vào bên tay phải là một trường Phật học, xây dựng ngay từ khi thành lập chùa với ý định dạy chữ Pàli và giáo lý cho chư Tăng và Phật tử, bề ngang khoảng 3m chiều dài khoảng 10m, phía trên trường có ghi ba dòng chữ bằng ba ngữ văn: Pàli-Miên, chữ Hán và chữ việt, nội dung đề là Trường Phật Học.

Đi vào 10 m nữa, bên tay trái là chánh điện. Chánh điện theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy là nơi chư Tăng công phu sáng và tối, cử hành các nghi lễ lớn và nhỏ như lễ xuất gia, trai tăng, thuyết pháp, lễ Phát Lồ v.v. Bên trong chánh điện thờ duy nhất một tượng Phật tổ, trang trí theo dạng tam cấp, tầng cao nhất là tôn trí Xá lợi Phật tổ, tầng thứ nhì tôn trí tượng Phật tổ, tầng thứ ba là đặt bát nhang để dâng hương cúng Phật hằng ngày. Trước tam cấp này là một bộ ghế sơn son, thếp vàng do quân đội Hoàng gia Thái Lan hiến cúng, sử dụng cho việc tôn trí những tượng Phật Thích Ca loại nhỏ bằng đồng, tư thế đứng, nằm, ngồi. Hai bên tam cấp là hai tủ kinh Tam Tạng, một tủ chứa đựng Tam Tạng bằng tiếng Anh, còn tủ khác đựng Tam Tạng bằng Pàli-Miên.

Sau chánh điện có một cửa hậu, cửa này thường chư Tăng vào hành lễ khi có những cuộc lễ lớn. Bức tường hậu chánh điện đồng thời là mặt tiền chùa Giác Quang có vẽ tượng Phật Thích Ca nhập Níp-bàn rất đẹp, khi chúng ta đi ngoài đưỡng Lương Văn Can là nhìn thấy tượng Phật, vì thế nên người ở đây thường gọi chùa này là chùa Phật Nằm. Hai bức tường hai bên của chánh điện treo nhiều bức ảnh về cuộc đời Đức Phật Thích Ca. Trước sân chánh điện có tạo ba Phật cảnh để cho Phật tử lễ bái, một tượng Bồ tát khổ hạnh, tượng thứ hai Phật nhập Níp bàn, tượng thứ ba đức Phật an cư trong rừng một mình, xung quanh có chú khỉ và bạch tượng. Sau ba Phật cảnh này là Bảo tháp tôn trí Xá lợi tầng trên và tầng dưới thờ cốt của chư Tăng và Phật tử. Giữa khu đất là nhà giảng dành cho chư Tăng Ni và Phật tử dùng cơm hằng ngay đồng thời là nơi tiếp khách. Bên phía phải của nhà giảng có những liêu thất của chư Tăng cư ngụ. Khu vực cuối cùng của khu đất chùa Giác Quang thì có nhiều liêu thất của quý bà tu Nữ, quý bà tu học biệt lập ở khu đất này, hằng ngày chỉ vào giờ công phu chiều quý bà mới lên chánh lễ bái điện, hoặc những ngày lễ Trai tăng lớn.

Tóm lại chánh điện, giảng đường, bảo tháp đều có đường nét, nghệ thuật kiến trúc độc đáo của nó, nhẹ nhàng uyển chuyển, đơn giản, mộc mạc nhưng đa dụng và không kém phần quan trọng về mặt tâm linh. Thậm chí ngay cả chiếc lá Bồ đề đúc bằng xi măng đặt giữa giảng đường trên máy ngói cũng đã thể hiện phong cách rất sống động của giảng đường chùa Giác Quang.

Từ ngày thành lập đến nay chùa Giác Quang trải qua các đời trụ trì:

- Hòa thượng Giác Quang
- Hòa thượng Tinh Tuệ
- Thượng tọa Giác Nhân
- Thượng tọa Giác Nhẫn
- Thượng tọa Bửu Trí
- Đại đức Thiện Đạt

Trong giai đoạn đầu, thời trụ trì của Hòa thượng Giác Quang, chùa rất thạnh hành. Lúc bấy giờ ngài thường xuyên liên lạc với Tăng đoàn Campuchia, giữ mối quan hệ Việt Miên chặt chẽ để mỗi khi có những cuộc lễ lớn như Tăng sự xuất gia, kết giới Sima thì ngài phải mời Tăng già Campuchia tham dự để cố vấn thêm, vì ngài mới xuất gia. Đôi khi có những giới tử phát tâm xuất gia, ngài phải thỉnh sư từ Nam Vang về làm thầy tế độ. Theo luật Phật giáo Nam Tông, thầy tế độ cho giới tử xuất gia Tỳ kheo phải đủ 20 tuổi đạo và thông thạo kinh luật. Vì thế nên lúc đầu chư Tăng chùa Giác Quang rất vắng nhưng nhờ có chư Tăng Campuchia trú trụ nên đông đảo thiện nam tín nữ rất hoan hỷ.

Bên cạnh đó, ngài thường xuyên thuyết pháp giảng đạo vào những ngày lễ cho chư thiện nam tín nữ thông hiểu thêm về Phật pháp. Nhờ nghe pháp, Phật tử xin quy y rất đông và trở thành thiện tín chùa Giác quang. Trong số các thiện tín này có những người về sau xuất gia thành nhà sư như Hòa thượng Tinh Tuệ, ngài Cả Giác Nhân, Thượng tọa Pháp Tâm. Mặc dù bận rộn Phật sự của chùa như vậy nhưng ngài vẫn tích cựa đóng góp cùng với quý ngài trong phái đoàn truyền giáo của Hòa thượng Hộ Tông vận động và đệ đơn xin thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Khi được chấp thuận thành lập, với Ban Trưởng Quản GHTGNTVN, ngài được tập thể Tăng đoàn suy tôn vào chức vụ cố vấn GHTGNTVN.

Đến thời trụ trì của Hòa thượng Tinh Tuệ và Thượng tọa Giác Nhân, chư Tăng rất đông đảo, khoảng 15 -20 vị trú ngụ tu học. Có thể nói có rất nhiều vị tăng tài của Giáo hội đã xuất thân từ chùa Giác Quang như Thượng Tọa Giác Minh, thượng tọa Tịnh Giác, v.v. Chùa Giác Quang đặc biệt có Đại đức Giác Chơn, mặc dù không phải là trụ trì nhưng Đại đức đóng góp rất nhiều công đức cho ngôi chùa này trong ba đời trụ trì. Đúng ra sau khi Ngài Giác Nhân viên tịch, Đại đức là người tiếp nối chức trụ trì nhưng có lẽ Đại đức khiêm tốn nhường cho vị khác, và chỉ nhận giữ chức phó trụ trì. Đại đức là người có công mua thêm phần đất bên phía trái của chùa, bề ngang khoảng 3 m, chiều dài khoảng 80 m, bây giờ nơi này làm tăng xá cho chư Tăng trú ngụ.

Đời trụ trì của ngài Giác Nhẫn và ngài Bửu Trí không có gì nổi bật lắm vì tuổi tác quý ngài quá cao, chỉ làm bóng mát cho chư Tăng và Phật tử noi theo tu niệm, chứ không có phát huy thêm việc gì mới lạ, ngoại trừ duy trì những gì chùa hiện có.Tuy nhiên đến đời trụ trì của đại đức Thiện Đạt có những bước đổi mới, mặc dù Đại đức tuổi còn trẻ nhưng lãnh đạo ngôi chùa có nhiều điều tiến triển tốt đẹp. Chẳng hạn như các công tác đào tạo thêm giới tử cho xuất gia, cho chư Tăng trẻ học văn hóa, mởi khóa học Vi Diệu Pháp, giáo lý, kinh tụng cho chư Tăng và Phật tử, phát huy và gìn giữ những ngày sám hội lệ. Những kỳ sám hối đều có thỉnh nhiều vị pháp sư giảng đạo cho Phật tử, tổ chức những ngày đại lễ như Rằm tháng Giêng, rằm tháng Tư , tổ chức đầu đà sáng đêm để thiện nam tín nữ có cơ hội học pháp, và rằm tháng chín tổ chức dâng y Ka-thi-na đến chư Tăng và Phật tử tham dự rất đông. Đặc biệt những khi đồng bào bị thiên tai bão lụt, Đại đức thường tích cực tổ chức cứu trợ đến đồng bào.

Tóm lại, sau ngôi tổ đình Bửu Quang, chùa Giác Quang là ngôi chùa thứ hai của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay, chùa là một địa điểm hoằng pháp rất mạnh mẽ và thu hút nhiều tín đồ cho Phật giáo Nam tông, và là nơi đào tạo chư Tăng có cả tài lẫn đức


 
Tổ Đình Giác Nguyên
129 F/186/2 Bến Vân Đồn, P. 4
Q. 4, TP. HCM
ĐT: (08) 9 402 694
Trụ trì: Thượng tọa Thích Minh Nghĩa.

Chùa Giác Tâm.
324B Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận.
Số điện thoại: 08.8442901.
Trụ trì: Ni sư Thích Nữ Huệ Từ.
 
Tịnh Xá Giác Trọng
Tỳ Kheo Thích Giác Trọng
89/4 Ấp Dân Thắng 2, Tân ThớI Nhì
H. Hóc Môn, TP. HCM

Chùa Giác Sanh
103 Âu Cơ
F 14, Q. 11 TP. HCM
ĐT: (08)8603260
 
Chùa Giác Uyên
TT. Thích Huệ Minh
525/37 Huỳnh Văn Bổn
Q. Phú Nhuận, TP. HCM
 
Chùa Giác Viên
161/85/20 Lạc Long Quân
Q. 11, TP. HCM
 
Chùa Hải Quang
Trụ trì Thích Đạt Đức
405 Phạm Văn Hai, P3,
Q Tân Bình, TP. HCM
ĐT. 8420597
 
Chùa Hoằng Pháp
Trụ trì Thích Chân Tính
Thành Ong Năm, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn,
TP,Hồ Chí Minh.
ĐT: 08-8914072.

Chùa Hội Sơn
1A1 Ấp Cầu Ông Táng, Xã Long Bình
Thủ Đức, TP. HCM
 
Chùa Huệ Lâm
154 Tùng Thiện Vương
Q. 8, TP. HCM
 
Chùa Huê Nghiêm
Thị Trấn An Lạc
H. Bình Chánh, TP. HCM
 
Chùa Huê Nghiêm
20/8 Đặng Văn Bi, TT Thủ Đức
H. Thủ Đức, TP. HCM
 
Chùa Huê Nghiêm
187/3 Trần Kế Xương
Q. Phú Nhuận, TP. HCM
 
Tổ đình Hưng Long.
298 Ngô Gia Tự, Quận 10.
Số điện thoại: 08.8320071.
Trụ trì: Hòa thượng Thích Như Tín.
 
Chùa Khánh Hưng
390/8 Cách Mạng Tháng 8
Q. 3, TP. HCM

Chùa Khánh Long.
132/29 Đoàn Văn Bơ, Quận 4.
Số điện thoại: 08.8255674.
Trụ trì: Ni sư Thích Nữ Tâm Hoa.
 
Chùa Khánh Vân.
205 Đội Cung, Quận 11.
Số điện thoại: 08.8584419.
Trụ trì: Đại Đức Thích Hạnh Trực.
 
Chùa Kiều Đàm
Tỳ Kheo Thích Nhật Thiện
Ấp Cây Dầu, P. Tân Phú
Q. 9, TP. HCM
ĐT: (08) 8 961 696
 
Chùa Kim Sơn
76 Đường Xích Long, P. 2
Q. Phú Nhuận, TP. HCM
 
Chùa Kim Liên
Ni sư Thích Nữ Khiết Minh.
Địa chỉ: 129F/1 Bến Vân Đồn, P.6, Q.4.
Điện thoại: 9400368.
 
Chùa Kim Liên.
64 Nguyễn Thị Tần, Quận 8
Số điện thoại: 08.8517281
Trụ trì: Đại Đức Thích Giải Đồng.

Chùa Kỳ Viên (Nguyên Thuỷ)
Tỳ Khưu Thích Tăng Định
610 Nguyễn Đình Chiểu, P. 3
Q. 3, TP. HCM
ĐT: (08) 8 325 522/300 845/ 305 135
 

Chùa Kỳ Viên thành lập vào năm nào không có tài liệu để chứng minh cụ thể, nhưng theo bảng chùa Kỳ Viên hiện nay vẫn còn treo ở trước chánh điện thì trong bản chùa đó có ghi hai dòng chữ Tàu có thể giúp chúng ta xác định được niên đại của chùa.
Dòng thứ nhất phía bên phải có ghi:
THIÊN VẬN NHÂM TUẤT NIÊN LỤC NGUYỆT THẬP CỬU NHẬT LÍNH TẠO.

Dòng thứ hai phía bên trái có ghi:
THÍ CHỦ LÊ VĂN THỤ THẤT CHUNG NGUYỄN THỊ TRUNG ĐỒNG PHỤNG CÚNG.

 

Qua hai dòng chữ trên, chúng ta có hai giả thuyết:

1) thứ nhất, nếu ngày tháng năm ghi trên bảng của ông bà họ Lê và họ Nguyễn hiến cúng bảng chùa dựa theo ngày, tháng, năm lập bảng thì có lẽ chùa được thành lập trước năm 1922, lý do là xây dựng chùa trước rồi thí chủ cúng dường bảng chùa sau;

2) thứ hai, nếu bảng chùa đó căn cứ vào ngày thành lập chùa thì chắc chắn chùa Kỳ Viên được thành lập vào ngày 19 tháng 6 năm 1922.

Theo lịch sử chùa Kỳ Viên được viết trong văn bản ngày 09-01-1957, vào năm 1947 chùa này do bà Bùi Thị Ngọc (thường gọi là bà Năm Chùa hay bà Năm Ngọc) trụ trì, bà tu theo truyền thống Phật giáo Bắc tông. Những người hộ pháp ở đây có lòng tin với Phật giáo Nguyên thủy đầu tiên là ông Huờn, ông Đội Hậu, ông Chín Cửu, cô Năm Mập và bà Chín Cửu. Thỉnh thoảng ở đây có một nhà sư khất sĩ được mời đến giảng đạo, đó là sư Năm, sau này là tổ Minh Đăng Quang của Phật giáo Khất Sĩ.

Năm 1948, do tình hình chiến tranh, Chùa Bửu Quang bị tàn phá. Cụ Nguyễn văn Hiểu cùng với nhóm cư sĩ chùa Bửu Quang đến mượn chùa Kỳ Viên của bà Năm Ngọc để làm địa điểm luận đạo, thuyết pháp. Không lâu sau, chùa Kỳ Viên bị giải tỏa phóng đường cho xe cứu hỏa lưu thông. Thừa lúc đó, nhóm cư sĩ Nguyễn văn Hiểu thấy đối diện có đất trống của gia đình Hui Bổn Hỏa (Chú Hỏa) nằm góc đường Phan đình Phùng và Bàn Cờ nên họ đến mướn đất để xây chùa với ý định sau này sẽ làm trụ sở Phật giáo Nguyên thủy tại Sài Gòn.

Ngày 21 tháng 7 năm 1949, Đô thành Sài Gòn cấp giấp phép cho xây lại chùa Kỳ Viên mới. Từ ngày khởi công cho đến hoàn thành chỉ mất có ba tháng, và lễ nhập tự và lễ An vị Phật được cử hành vào ngày 9 tháng 10 năm 1949 .

Từ ngày xây cất xong, chùa Kỳ Viên sinh hoạt thuần túy theo Phật giáo Nguyên thủy nhưng chùa còn ở trong tình trạng đất mướn. Bổng nhiên có hai vị chư hộ pháp xuất hiện phát tâm trong sạch xuất tiền mua toàn bộ khu đất chùa Kỳ Viên mà nhóm cụ Hiểu đang mướn đất, để dâng cúng Tam bảo. Hai người đó là ông Kim Long và bà Lâm thị Thiệt. Vào ngày 16/ 2/ 1952 (nhằm ngày 21 tháng Giêng, Nhâm Thìn), ông bà và chư thiện tín cư sĩ long trọng cử lễ dâng đất và chùa đến chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy. Đại diện chư Tăng nhận đất và chùa là Hòa thượng Hộ Tông dưới sự chứng minh của ngài Sư Cả trụ trì chùa Mahàmontrey ở Campuchia.

Năm 1953, một trận hỏa hoạn thiêu hủy gần hết xóm Bàn Cờ và chùa Kỳ Viên bị lửa táp cháy xén một gốc nhà bếp. Qua cuộc hỏa hoạn đường xá trong Xóm Bàn Cờ được mở rộng và chánh quyền thời bấy giờ nối dài con đường Richaud (Phan đình Phùng), chính vì thế mặt tiền chùa Kỳ Viên bị khuất sau những dãy phố cất trên khoảng đất trống trước cửa chùa. Do đó, nhóm cư sĩ hộ pháp Nguyễn Văn Hiểu bàn tính lên kế hoạch kêu gọi bá tánh hùn phước cùng nhau trùng tu lại chùa Kỳ Viên để xoay mặt tiền chùa ra đường mới, nay là đường Nguyễn đình Chiểu. Thời gian trùng tu lần này bắt đầu từ 12 tháng 2 năm 1954 kéo dài đến tháng 11 năm 1954 mới hoàn thành, và từ đó Chùa giữ nguyên dạng cho đến ngày nay. Tổng chi phí xây dựng trên tám trăm ngàn đồng, một số tiền rất lớn vào thời đó. Lúc đó ở Sài gòn, chùa Kỳ Viên được xem là một trong những ngôi chùa đẹp nhất.

Về mặt kiến trúc, chùa KỳViên từ lúc thành lập cho đến năm1947 hoàn toàn theo lối kiến trúc và cách thờ phượng của Phật giáo Bắc Tông. Từ khi chuyển sang Phật giáo Nguyên thủy, kiến trúc và cách thờ phượng chuyển sang truyền thống Phật giáo Nam tông. Nhưng lúc này kiến trúc cũng không có gì nổi bật lắm chỉ xây thêm một chánh điện thờ Phật, trên nóc giữa chánh điện xây một ngọn tháp hình tứ giác và trên phía tháp mặt tiền có đề hàng chữ Kỳ Viên Tịnh Xá.

Khi chùa Kỳ Viên được trùng tu lại vào năm 1954 thì lúc này mới có nét kiến trúc của Phật giáo Nguyên thủy. Nóc chánh điện xây theo kiểu hai máy. Đứng trước mặt tiền nhìn vào, phía trên cao nhất xây theo kiểu tam giác, trong đó có hàng chữ KỲ VIÊN TỰ, điều này cho thấy người chủ trương thể hiện dân tộc tính. Tam giác thứ hai, viết chữ chùa Kỳ Viên bằng tiếng Pàli mẫu tự Latinh: JETAVANA- VIHÀRA. Dưới tam giác thứ hai là một hình bầu dục nhìn vào trông có vẻ uy nghiêm và trầm hùng.Mặt tiền chánh điện có cả thảy là ba ngưỡng cửa để đi vào chánh điện, một của chính và hai cửa phụ hai bên, phía trên ba ngưỡng cửa này đều có xây hình bầu dục,song sắt của hình bầu dục là những chiếc là Bồ đề trông thật đẹp và dễ thương.

Chánh điện thờ Phật theo dạng tam cấp, từng cao nhất là thờ Xá Lợi Phật, từng thứ hai là an vị tượng Phật tổ Thích Ca, tầng thứ ba thờ Phật chuyển pháp luân và phía dưới có một bộ ghế sơn son thép vàng để thờ những tượng Phật Thích Ca loại nhỏ, và có chưng bông hoa. Bộ ghế này do quân đội hoàng gia Thái Lan hiến tặng. Bức tường phía sau nơi thờ xá lợi và Phật có vẽ nhiều ngọn tháp nhìn vào thật đẹp trông giống như bồng lai tiên cảnh. Không gian chánh điện rất rộng và cao nên mỗi lần tụng kinh âm vang nhè nhẹ, vang dội bốn phương khiến cho người tụng kinh và người ở ngoài chánh điện nghe lời kinh tiếng kệ rất hay, âm diệu nhẹ nhàn uyển chuyển.

Phía sau chánh điện là một trai đường, gác trên trai đường là tăng xá dành cho chư Tăng nghỉ, phía trước dãy phòng tăng xá là một hội trường nho nhỏ dành để chư Tăng hội họp bàn luận về Phật pháp, trên hội trường này có một tủ thờ rất nhiều tượng Phật trên thế giới do Hòa thượng Bửu Chơn hiến tặng sau mỗi lần dự hội nghị Phật giáo. Cổng tam quan chùa Kỳ Viên ngày nay xây theo lối kiến trúc Thích Ca Phật đài ở Vùng Tàu không giống như cổng tam quan ngày xưa.

Chùa Kỳ Viên thời đức Phật do ông Cấp Cô Độc dâng cúng rất đặc biệt. Đức Phật cư ngụ ở đây rất lâu và nhiều bài pháp ngày nay còn ghi trong kinh điển cũng được Ngài thuyết giảng tại đây. Chùa Kỳ Viên ở Việt Nam cũng thật xứng đáng với tên gọi Kỳ Viên ở Ấn Độ. Vì ở đây có nhiều sự kiện quan trọng và là điểm son của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.

Nhắc đến Kỳ Viên ở giai đoạn đầu, chúng ta không thể nào quên một vị pháp sư tài ba lỗi lạc, đó là Pháp sư Thông Kham. Ngài thông thạo Tam Tạng, thuyết pháp giảng đạo thật lưu loát. Nhờ có ngài nên Phật tử mới am tường chánh pháp Phật giáo Nguyên thủy và cứ thế quần chúng Phật tử đến quy y tại chùa Kỳ Viên càng ngày càng đông. Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy những quyển sách của pháp sư như Ba Mươi Tám Pháp An Lành, Phật Tổ Cồ Đàm, Giải Đáp Thắc Mắc Người Cư Sĩ, Tìm Hiểu Phật giáo v.v. Người thứ hai là Pháp sư Hòa thượng Narada người Tích Lan. Ngài đến đây dâng Xá Lợi cho chùa Kỳ Viên và ngài từng thuyết pháp giảng đạo bằng Anh ngữ qua sự thông ngôn của đạo hữu Phạm Kim Khánh cho Phật tử Việt Nam. Những bài pháp của ngài là những viên ngọc quý cho thiện nam tín nữ noi theo tu hành. Ngài có rất nhiều quyển sách được dịch sang Việt ngữ để phổ biến cho người Việt Nam nương theo đó tu hành. Kể từ ngày có hai vị pháp sư trên, chùa Kỳ Viên là một vị sao Bắc Đẩu trên bầu trời Sài Gòn. Nhắc đến Kỳ Viên ai cũng biết và dần dần trở nên nổi tiếng ở trong nước cũng như trên thế giới.

Tại địa điểm quan trọng này, vào ngày 14-05-1957 được sự cho phép của chánh phủ, cụ Nguyễn Văn Hiểu thành lập TỔNG HỘI PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VIỆT NAM. Đồng thời vào ngày 18-12-1957, quý vị Hòa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Hộ Tông, Kim Quang, Giới Nghiêm, Tối Thắng và Giác Quang thành lập GIÁO HỘI TĂNG GIÀ NGUYÊN THỦY VIỆT NAM. Kể từ đó cho đến năm 1981, chùa Kỳ Viên là trụ sở của Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Các vị Hòa thượng Tăng thống của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam đều là những vị trụ trì chùa Kỳ Viên, đến nay đã trải qua những đời trụ trì:

- Hòa thượng Hộ Tông
- Hòa thượng Bửu Chơn
- Hòa thượng Tối Thắng
- Hòa thượng Giới Nghiêm
- Hòa thượng Thiện Thắng
- Hòa thượng Ẩn Lâm
- Thượng tọa Viên Minh
- Hòa thượng Siêu Việt
- Thượng tọa Tăng Định

Tuy nhiên, đời trụ trì Thượng tọa Viên Minh và Thượng tọa Tăng Định là thời điểm Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, cho nên hai vị không còn đảm nhận chức vụ Tăng thống nữa. Về mặt hành chánh, kể từ ngày Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập, chùa Kỳ Viên mặc nhiên không còn là trụ sở của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam nữa. Những vị trụ trì trên đã đóng góp rất tích cực và phát huy Chùa Kỳ Viên nổi bật theo từng giai đoạn khác về mọi mặt như xã hội, văn hóa, hoằng pháp v.v.

Chùa Kỳ Viên hiện nay tọa lạc tại số 610, đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Thượng tọa Tăng Định được Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm giữ chức trụ trì từ năm 1992 cho đến nay. Đây là một trong những điểm hoằng pháp chính của Thành phố Hồ Chí Minh: Chùa Xá Lợi, Chùa Aán Quang, Chùa Kỳ Viên, Chùa Vĩnh Nghiêm và Tịnh xá Trung Tâm.

Mỗi Chủ Nhật đều có tổ chức thuyết giảng Phật pháp cho chư Phật tử, số Phật tử đến tham dự khoảng 500 người. Trong hai ngày sám hối có tổ chức hành thiền và thuyết pháp, số lượng khoảng 800 người đến tham dự. Đặc biệt mỗi tháng có hai ngày mùng một và mười lăm, có mở khóa tu thiền Tứ niệm xứ dành cho các hành giả muốn tu tập pháp hành thiền, suốt ngày từ 8 giờ sáng cho đến 17 giờ chiều, do quý thiền sư Tăng Định và Hộ Tịnh đảm nhiệm. Mỗi ngày trong tuần đều có tổ chức những lớp giáo lý dành cho Phật tử. Môn học gồm có Vi Diệu Pháp, Thanh Tịnh đạo, Phật pháp chuyên đề, Trung bộ kinh, Pháp cú kinh, kinh tụng Pàli. Thành phần giảng sư gồm những vị có trình độ Phật học uyên thâm.

Đặc biệt gần đây, Thượng tọa Tăng Định có tổ chức tái bản tất cả kinh sách của chư vị tiền bối của Phật giáo Nguyên thủy và cho ấn hành những bản dịch của Hòa thượng Pháp Minh và Tỳ kheo Thiện Minh để đáp ứng nhu cầu học Phật của chư Phật tử.

Tóm lại, chùa Kỳ Viên trong quá khứ là trụ sở của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, cơ sở hoằng pháp chính của Phật giáo Nguyên thủy và là nơi tiếp đón các phái đoàn Phật giáo quốc tế. Còn chùa Kỳ Viên ngày nay là trung tâm văn hóa của Phật giáo Nam tông, một địa điểm vừa diễn dương pháp học lẫn pháp hành.

Chùa Kỳ Viên ở trong quá khứ lẫn trong hiện tại là một điểm son xiển dương Phật pháp vô cùng quan trọng và lợi lạc cho tứ chúng. Tuy nhiên, về hạ tầng cơ sở đã bị lạc hậu với thời đại và mỗi ngày số lượng tín đồ càng đông sợ e sức chứa bị quá tải. Hy vọng trong tương lai chùa Kỳ Viên sẽ được trùng tu và thiết kế lại cho có tầm cỡ để xứng đáng với tên gọi và vị trí của nó trong lịch sử. 


Chùa Liên Hoa.
122/5/4 Tôn Đản, Quận 4
Số điện thoại: 08.8253705.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Như Nghĩa.
 
Tịnh Xá Liên Quang
Ni Sư Thích Nữ Nhật Thọ
140 Hàn HảI Nguyên, P. 8
Q. 11, TP. HCM
 
Chùa Liên Trì
Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Như Thiền
368/77 Tôn Đản, P. 4
Q. 4, TP. HCM
ĐT: (08) 8 884 061
 
Linh Quang Tịnh Xá
Tỳ Kheo Thích Từ Giang
40/60 Nguyễn Khoái
Q. 4, TP. HCM

Chùa Linh Sơn
149 Cô Giang
Q. 1, TP. HCM

Chùa Long An.
106 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1.
Số điện thoại: 08.8361106.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Tâm Quang.
 
Chùa Long Huê
131/27 Nguyễn Thái Sơn
Q. Gò Vấp, TP. HCM
 
Chùa Long Nhiễu
10/3 Khu Phố 3, TT. Thủ Đức
H. Thủ Đức, TP. HCM
 
Chùa Long Thạnh
Xã Tân Tạo, H. Bình Chánh
TP. HCM
 
Chùa Lục Thông
123/258 Nguyễn Kiệm.
Số điện thoại: 
Trụ trì:Ni sư Thích Nữ Hạnh Lý.

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
511 Nguyễn Du, TT Thủ Đức
H. Thủ Đức, TP. HCM
 
Chùa Nam Tông
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh
220/110/166 TT. An Lạc
H. Bình Chánh, TP. HCM
ĐT: (08) 8 754 246/858 099
 
Chùa Ngọc Phương
498/1 Lê Quang Định
Q. Gò Vấp, TP. HCM
 
Chùa Nguyên Thủy (Nguyên Thuỷ)
Tỳ Khưu Thích Pháp Chất
33-A đường 10, Nguyễn Thị Định
Khu Phố 1, P. Cát Lái, Q. 2
TP. HCM
ĐT: (08) 8 420 214
 

Chùa Nguyên Thuỷ thành lập năm 1970 do cố Hoà thượng Hộ Tông thực hiện. Chủ trương của Hoà thượng là thành lập Đại Học Phật Giáo và Trung tâm thiền định Phật Giáo Nguyên Thủy trong diện tích đất chùa Nguyên Thủy,  nhưng vì nhân duyên chưa đủ nên công trình chỉ hoàn thành hai hạng mục chánh điện và tăng xá. Chánh điện có diện tích ngang 18m, dài 24m và một pho tượng Thích ca bằng chất liệu ximăng, ngang 3,3m, cao 6,3m rất hùng vĩ và trang nghiêm. Công trình kiến trúc khá độc đáo, mang đậm tính truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ và dân tộc Việt, mái cổ lầu, hoa văn đơn giản, nhẹ nhàng tươi mát. Chùa từ ngày thành lập đến nay đã trải qua 5 đời trụ trì: cố Hoà thượng Hộ Tông, Thượng toạ Thiện Giới, Thượng toạ Giác Chánh, Đại đức Giác Thiền và Thượng toạ Pháp Chất. Mỗi đời trụ trì đều có sự đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát huy chùa Nguyên Thuỷ.

Đặc biệt năm 1993, Ban trị sự Thành Hội Phật Giáo TP hồ Chí Minh quyết định bổ nhiệm trụ trì cho Thượng toạ Pháp Chất. Từ ngày có quyết định bổ nhiệm trụ trì, Thượng toạ tu bổ chùa Nguyên Thuỷ thêm khang trang, cụ thể là tu bổ hàng rào quanh chùa, trùng tu Tăng xá bị xuống cấp, chánh điện.........mỗi năm tổ chức những ngày lễ:

- Tháng Giêng: pháp hội đầu đà

- Tháng Tư: pháp hội đầu đà

- Tháng Bảy: giỗ tổ

- Tháng Mười: dâng y Kathina

Gần đây tổ chức thường xuyên khoá tu thiền Tứ Niện Xứ vào cuối tháng bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 âl do thượng toạ Pháp Chất giảng dạy. Hành giã đến tu thiền, bữa ăn được phục vụ miễn phí do phật tử chùa cúng dường. Vì nhu cầu hành giã tu thiền càng ngày càng đông, nên ngày 15 tháng 8 năm 2006 Thượng toạ cho khởi công xây dựng Thiền xá gồm có 9 phòng, hoàn tất ngày 30 tháng 9 năm 2006, khánh thành ngày 01 tháng 10 năm 2006 dưới sự chứng minh của Hoà thượng Thanh Minh, Thượng toạ Hộ Chánh và Thượng toạ Thiện Nhân, Thượng toạ Bửu Chánh ......cùng chư tăng đại diện các chùa Phật giáo Nguyên Thuỷ đến tham dự đông đủ. Tổng kinh phí cho công trình trên 200.000.000 đồng.


Chùa Nguyên Hương
Tỳ Kheo Thích Thiện Bảo
361/27 Nguyễn Đình Chiểu
F 5, Q3, TP HCM
ĐT: 8334394

Chùa Pháp Bảo.
122/1A Lê Văn Thọ, Quận Gò Vấp.
Số điện thoại: 08.8959483.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Nhật Lang.

Chùa Pháp Hải.
97/23 Phạm Phú Thứ, Quận 6.
Số điện thoại: 08.8572598
Trụ trì: Thượng tọa Thích Trí Hải.

Chùa Pháp Hoa
229/24B Thích Quảng Đức, Quận Phú Nhuận.
Số điện thoại: 08.8441553.
Trụ trì: Hòa thượng Thích Như Niệm.
 
Chùa Pháp Hội
702/105 Điện Biên Phủ
Q. 10, TP. HCM
 
Chùa Pháp Luân
Tỳ Kheo Thích Từ Hạnh
19/1C Nguyễn Thái Sơn
Q. Gò Vấp, TP. HCM

Chùa Pháp Quang
Tỳ Kheo Thích Minh Giác
414/17 Nơ Trang Long, P. 13
Q. Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT: (08) 8 432 913
 
Chùa Pháp Quang
71 Đường Liên Tỉnh Số 5
Q. 8, TP. HCM

Chùa Pháp Vân
TT. Thích Trí Khả
244 Nguyễn Văn Đậu
Q. Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT: (08) 8 417 117
 
Chùa Phật Bảo
Tỳ Kheo Thích Chánh Niệm
57 Lạc Long Quân
Q. Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT: (08) 8 640 285
 
Tổ đình Phật Bửu.
80A Cao Thắng, Quận 3.
Số điện thoại:08.8324715.
Trụ trì: Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh.
 
Chùa Phật Cô Đơn
Đường Lê Minh Xuân
Q. Bình Chánh, TP. HCM
 
Chùa Phổ Đà
26/1 Trần Quý Cáp
Q. Bình Chánh, TP. HCM
 
Chùa Phổ Đà Sơn.
1491/21 Phạm Thế Hiển, Quận 8.
Số điện thoại: 08.9814003.
Trụ trì: Hòa thượng Thích An Tạng.

Thiền Viện Phổ Hiền.
209/58 Tôn Thất Thuyết, Quận 4.
Số điện thoại: 08.8885393.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Đồng Tấn.
 
Chùa Phổ Minh
Tỳ Kheo Thích Thiện Tâm
2 Thiên Hộ Dương, P.1
Q. Gò Vấp, TP. HCM
ĐT: (08) 8 945 049/ 951 075
 
Chùa Phổ Quang
Đường Phổ Quang, P. 2
Q. Tân Bình, TP. HCM
 
Chùa Phổ Quang
HT. Thích Thiện Thông
93/4 Cô Giang, P. 1
Q. Phú Nhuận, TP. HCM
ĐT: (08) 8 845 808
 
Chùa Phú Hòa.
170/165 Lạc Long Quân, Quận Tân Bình.
Số điện thoại: 08.8643899.
Trụ trì: Đại Đức Thích Thông Đức.

Chùa Phú Long.
58 Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận.
Số điện thoại: 08.8455298.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Hạnh Thu.

Chùa Phụng Sơn
1408 Đường 3 tháng 2
Q. 11, TP. HCM
 
Chùa Phước Hải
73 Mai Thị Lựu
Q. 1, TP. HCM
 
Chùa Phước Hòa
491/14/5 Nguyễn Đình Chiểu
Q. 3, TP. HCM
 
Chùa Phước Lâm.
628/69 Hậu Giang, Quận 6.
Số điện thoại: 08.8760683.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Hạnh Quang.
 
Chùa Phước Thạnh.
Đường số 12, Quận Tân Bình.
Số điện thoại: 08.8471361.
Trụ trì: Ni sư Thích Nữ Như Hương.
 
Chùa Phước Tường
13/32 Ấp Tăng Phú 1, Tăng Nhơn Phú
Thủ Đức, TP. HCM

Chùa Phước Tường.
34 Lê Văn Lung, Ấp 1, Quận Nhà Bè.
Số điện thoại: 08.7815044.
Trụ trì: Đại Đức Thích Đồng Hành.
 
Chùa Phước Viên.
318 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh.
Số điện thoại: 08.8990727.
Trụ trì: Ni Sư Thích Nữ Từ Nhẫn.

Tổ đình Quan Thế Âm.
90 Thích Quảng Đức, Quận Phú Nhuận.
Số điện thoại: 08.8448905.
Trụ trì: Hòa thượng Thích Thông Bửu.
 
Tu Viện Quảng Hương Già Lam
498/ 11 Lê Quang Định
Q. Gò Vấp, TP. HCM
 
Chùa Quang Minh
65 Trần Hữu Trang
Q. Phú Nhuận, TP. HCM
 
Chùa Siêu Lý
Tỳ Kheo Thích Tịnh Thân
241B/44/37 Nguyễn Văn Luông, P. 11
Q. 6, TP. HCM
ĐT: (08) 8 761 635/ 767 570

Chùa Siêu Lý (Phú Định; Nguyên Thuỷ)
81/6 Hậu Giang, Phường 11, Q. 6
Tp. HCM 
Điện thoại: 08. 3876 1635 - 08. 3876 7570 - 08. 3876 7614 - 0903 856 825
Tỳ Khưu: Thích Pháp Nhiên

Ngày 19 tháng 8 năm 1970, tín nữ Định Tri thế danh Lê Thị Lộc, phát tâm trong sạch mua lô đất 410m của bà Trần Thị Chưởng ở số 811 Hậu Giang, Quận 6, Sài Gòn, nhằm lô B/620 chiết ra trong bất động sản 620 Chợ Lớn - Phú Lâm; bằng khoán số 780 do ty Điền Địa Sài Gòn cấp ngày 10 tháng 6 năm 1972. Tác ý của tín nữ là cúng dường lô đất này cho thầy của mình là Hoà thượng Tịnh Sự (Huệ Lực) thế danh Võ Văn Đang lập giảng đường để giảng dạy môn Vi Diệu Pháp, và phiên dịch luận Tạng Pāli. Thế nên giảng đường chùa Siêu Lý có mặt từ đó và tồn tại đến ngày hôm nay.

Lúc đầu chỉ là một ngôi nhà lá đơn sơ để Hoà thượng Tịnh Sự tu học và giảng dạy Vi Diệu Pháp cho chư Tăng và phật tử; càng ngày số lượng đăng ký tham dự học Vi Diệu Pháp càng đông, nên nhu cầu phát triển chùa cần phải có.

Năm 1975, Hoà thượng Tịnh Sự cho tiến hành xây dựng chánh điện thờ Phật và Tam Tạng (Pali, Thái, Hán, Việt), chỗ ở chư Tăng, khu nhà bếp, khu vệ sinh trong diện tích 230m, phần còn lại làm không gian và cảnh trí trong chùa. Kiến trúc lúc này là mái tôn, bê tông cốt sắt, có điều thoáng mát và rộng rãi đủ chỗ chư Tăng tu học. Tại địa điểm này đào tạo nhiều nhân tài cho Phật giáo Nguyên Thuỷ Việt Nam, đặc biệt là môn Vi Diệu Pháp học, đào tạo nhiều vị pháp sư nổi tiếng của Phật giáo Nguyên Thuỷ.

Ngày 5 tháng 6 năm 1984 Hoà thượng Tịnh Sự viên tịch, Thượng toạ Tịnh Thân, thế danh Nguyễn Hữu Báu sanh ngày 14 tháng 11 năm 1934 tại Chợ Lớn được kế nhiệm trụ trì. Thượng toạ tiếp tục gìn giữ ngôi Tam Bảo, mở lớp dạy Vi Diệu Pháp, dịch kinh điển, thuyết giảng Phật pháp. Thượng toạ còn là vị giảng sư của thiền viện Vạn Hạnh, quận Phú Nhuận, chùa Kỳ Viên quận 3 và các chùa của Phật giáo Nam Tông.

Tháng 10 năm 2001, do tuổi cao sức yếu, Thượng toạ mời Đại đức Pháp Nhiên về phụ tá cho Thượng toạ. Trong năm này Đại đức vận động phật tử xây dựng Tăng xá để đào tạo chư Tăng tu học ở Học Viện Phật giáo Việt Nam.

Tháng 10 năm 2004, sau khi Thượng toạ Tịnh Thân viên tịch, duyên lành đến, Đại đức Pháp Nhiên cho đại trùng tu Giảng đường chùa Siêu Lý, tháng 9 năm 2005 hoàn thành; tháng 10 năm 2005 lễ khánh thành được long trọng tổ chức có sự tham dự của các vị Tôn túc Trưởng lão  hệ phái Nam Tông, Ban Trị Sự Thành Hội Phật giáo TP. HCM, đến tham dự và cắt băng khánh thành. Tổng chi phí xây dựng 1.600.000.000 đồng; nguồn kinh phí do chư Tăng, tu nữ và phật tử Phật giáo Nam Tông cúng dường xây dựng.

Mặc dù khuôn viên chùa không được rộng lắm, nhưng kiến trúc chùa Siêu Lý khéo phối hợp nên rất uy nghi, thanh thoát trầm hùng, ẩn hiện dưới bầu trời Quận 6. Một Đại hùng Bửu Điện, hai dãy Tăng xá và một cổng Tam quan đều bố cục theo lối kiến trúc Nhật Bản và Trung Hoa. Hoa văn thuần tuý Việt Nam. Bên trong chánh điện tôn tạo bài trí theo nghi thức truyền thống của Phật giáo Nguyên Thủy, có một pho tượng Thích Ca bằng đồng được đúc tại cố đô Huế. Có thể nói đây là một ngôi chùa có kiến trúc rất độc đáo, biết kết hợp, cách điệu, nhưng vẫn thể hiện truyền thống Phật giáo và tinh thần dân tộc.

Đại đức Pháp Nhiên xuất gia năm 1982 với Hoà thượng Pháp Tuệ tại chùa Siêu Lý Tỉnh Vĩnh Long. Tốt nghiệp cử nhân Phật Học, Học Viên Phật Giáo Việt Nam khoá IV tại TP. HCM. Ban Trị Sự Thành Hội Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh quyết định bổ nhiệm Đại đức Pháp Nhiên trụ trì chùa Siêu Lý năm 2003. Hiên nay Đại đức là Ủy viên trợ lý văn phòng Ban Đại Diện Phật Giáo Quận 6, Ủy viên đoàn giảng sư Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.





Đạo Tràng Tâm Đức
62B Hùng Vương, P. 16
Q. 11, TP. HCM
ĐT: (08) 8 550 495
 
Chùa Tân Ân
23 Tân Hóa
Q. 6, TP. HCM

Chùa Tân Phước.
109D/110 Bến Vân Đồn, Quận 4.
Số điện thoại: 08.8264307.
Trụ trì: Đại Đức Thích Thị Trụ
 
Chùa Tân Long.
9-11/5 đường số 5, khu phố 2, Quận 7.
Số điện thoại: 08.7712131.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Long Trình.
 
Chùa Tập Phước
233 Phan Văn Trị
Q. Bình Thạnh, TP. HCM
 
Đạo Tràng Thái Tuệ
35 Hồ Biểu Chánh, P. 4
Q. 8, TP. HCM

Chùa Thiền Tịnh.
14/12 Lương Định Của, Quận 2.
Số điện thoại: 08.8874660.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Đồng Hạnh.
 
Đạo Tràng Tuệ Quang (Chùa Huỳnh Võ)
15 Ấp 2, P. Linh Trung
Q. Thủ Đức, TP. HCM
ĐT: (08) 8 970 926
 
Đạo Tràng Tuệ Tâm
66 EF/G Đặng Nguyên Cẩn, P. 14
Q. 6, TP. HCM
 
Chùa Từ Ân
28-30 Hùng Vương
Q.11, TP. HCM
 
Chùa Từ Nghiêm
415-417 Bà Hạt
Q. 10, TP. HCM
 
Chùa Từ Phong.
171 Lương Định Của, Quận 2.
Số điện thoại: 
Trụ trì: Thượng tọa Thích Đồng Thái.

Chùa Từ Quang
Đại Đức Thích Thiện Ý
68/5 Phường Linh Xuân
Q. Thủ Đức, TP. HCM
ĐT: (08) 8 241 137
 
Chùa Từ Minh.
43/4 Vườn Chuối, Quận 3.
Số điện thoại: 08.8326981.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Minh Nghĩa.

Chùa Từ Thiền.
490 Lê Quang Định, Quận Bình Thạnh.
Số điện thoại: 08.8941119.
Trụ trì: Ni sư Thích Nữ Từ Hạnh.
 
Chùa Tường Quang
212 Đoàn Văn Bơ, Quận 4.
Số điện thoại: 08.8253837.
Trụ trì: Sư cô Thích Nữ Chúc Hiền.
 
Chùa Thảo Đường
335/ 42 Hùng Vương
Q. 6, TP. HCM
 
Thiền Viện Thích Quảng Đức
294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Q. 3, TP. HCM

Chùa Thiền Đức
Ni Sư Thích Nữ Như Chơn
716/1 Đường Hậu Giang, P. 12
Q. 6, TP. HCM
ĐT: (08) 8 754 712
 
Chùa Thiền Lâm.
570/2 Hùng Vương, Quận 6.
Số điện thoại: 08.8760141
Trụ trì: Thượng tọa Thích Viên Chánh.
 
Chùa Thiên Long
Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Tâm Vân
68/58 Thích Quảng Đức
Q. Phú Nhuận, TP. HCM
ĐT: (08) 8 39902 500
 
Chùa Thiên Phước
Ấp Trường Thọ, Xã Phước Long
H. Thủ Đức, TP. HCM
 
Chùa Thiền Tôn
117/9 An Bình
Q. 5, TP. HCM

Tịnh Xá Trúc Lâm
Tỳ Kheo Thích Trí Minh
18/1 Ấp Xuân Thới Đông, Tân Huân
Hóc Môn, TP. HCM
ĐT: (08) 8 830 110
 
Chùa Trúc Lâm
Tỳ Kheo Thích Phúc Hỷ
570/10 Hùng Vương, P. 13
Q. 6, TP. HCM
ĐT: (08) 8 763 324
 
Tịnh Xá Trung Tâm
7 Nguyễn Trung Trực
Q. Bình Thạnh, TP. HCM
 
Tịnh Xá Trung Tâm
570/2F Hùng Vương, Q 6
P. 13, TP. HCM
 
Chùa Trường Thọ
53/524 Nguyễn Văn Nghi
Q. Gò Vấp, TP. HCM
 
Chùa Vạn Đức
23/4 Trần Ngọc Vân, Ấp Phú Châu
Xã Tam Phú, TP. HCM

Chùa Vạn Hạnh.
29/2 Bàu Nai, Quận 12
Số điện thoại: 
Trụ trì: Thượng tọa Thích Như Tiên.
 
Đạo Tràng Ni Viện Vạn Hạnh
42/11Huỳnh Đình Hai, P.24
Q. Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT: (08) 8 415 396
 
Thiền Viện Vạn Hạnh
716 Nguyễn Bỉnh Khiêm
Q. Phú Nhuận, TP. HCM
 
Chùa Vạn Phước
55 Sư Tuệ Tĩnh
Q. 11, TP. HCM
 
Chùa Vạn Thiện.
27/63B Huỳnh Tịnh Của, Quận 3.
Số điện thoại: 08.8204395.
Trụ trì: Đại Đức Thích Hạnh Quang.
 
Chùa Viên Giác.
193 Bùi Thị Xuân, Quận Tân Bình.
Số điện thoại: 08.8421300.
Trụ trì: Đại Đức Thích Đồng Văn.

Chùa Viên Quang.
140/22 Phan Văn Trị, Quận Bình Thạnh.
Số điện thoại: 08.8060313.
Trụ trì: Hòa thượng Thích Giải Kinh.

Chùa Viên Thông.
22B đường 762 Hồng Bàng, Quận 11.
Số điện thoại: 08.9606027.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Hạnh Hải.
 
Tu viện Vĩnh Đức.
218 Khu phố Trung, Quận 2.
Số điện thoại: 08.8976357.
Trụ trì: Thượng tọa Thích Quảng Tâm.

Chùa Vĩnh Nghiêm
339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Q.3, TP. HCM
 
Chùa Vĩnh Phước
28/10 Quốc Lộ 22, Tân Thới Nhất
H. Hóc Môn, TP. HCM
 
Việt Nam Quốc Tự
16 B Đường 3 tháng 2
Q. 10, TP. HCM
 
Chùa Xá Lợi
80 Bà Huyện Thanh Quan
Q. 3, TP. HCM

Xá Lợi Phật Đài (Nguyên Thuỷ)
Khu tái định cư Long Sơn
P. Long Bình, Q.9, Tp.HCM
Điện thoại: 0913119094
Trụ trì: Tỳ Khưu Thích Thiện Nhân

Chùa Xá Lợi Phật Đài tọa lạc tại số 246/5 Vĩnh Thuận, P. Long Bình, Q.9, Tp. HCM, nằm trên một khu đồi do Bác sĩ Bùi Kiến Tín hiến cúng cho Giáo hội vào năm 1969. Người dân ở đây thường gọi là đồi Viễn.

 Sau khi tiếp nhận khu đất diện tích 4.2ha, HT. Hộ Giác giao cho  HT. Pháp Tri quản lý để xây dựng chùa nhằm mục đích hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử tu học. Đầu tiên Hòa Thượng Pháp Tri xây tạm một chánh điện để tôn thờ Phật và một số liêu thất cho chư tăng cư ngụ. Quả đồi đất sỏi khô cằn và hoang vắng cách xa Tp. Sài Sòn khoảng 16 km, tuy nhiên với bàn tay và khối óc của HT đã biến quả đồi đó trở thành xanh tươi, nhiều hoa trái và là vùng đất để canh tác làm kinh tế nhà chùa. Hòa Thượng  trồng nhiều loại cây như râu mèo, xiêng tâm liên để làm thuốc.Trồng mít, cây bạch đàn, hoa kiểng, lập lò thiêu v.v… để thu huê lợi tạo thành nguồn tài chánh để xây dựng.

 Đầu năm 1984, Hòa thượng Pháp tri vận động Chư tăng và Phật tử xây ngôi bảo tháp xá lợi phỏng theo kiểu dáng Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ, gồm một tầng trệt, có 4 cạnh mỗi cạnh 24m, cao 6m. Tầng trên, ở giữa một ngọn tháp, có 4 cạnh dưới lớn, lên trên nhỏ dần cao khoảng 28m và có 4 gốc là 4 tháp nhỏ. Công trình làm được xong phần móng và đổ 1 tấm thì HT lâm bịnh nên tạm ngưng

 Đến năm 1992, vì nhu cầu Phật sự tại bổn tự, cũng  như cần có người trực tiếp để quán xuyến công việc chùa, nên HT đã đề xuất bổ nhiệm TT. Thiện Nhân hiện  là trợ lý cho HT. Siêu Việt về trụ trì chùa Xá Lợi Phật Đài. Được sự chấp thuận của BTS Thành Hội, nên ngày 12 tháng 5 năm 1992 lễ tiếp nhận quyết định trụ trì được tổ chức với sự tham dự của chư tôn giáo phẩm Thành hội Phật giáo Tp. HCM, Chư tăng Phật giáo Nguyên thủy và đông đảo chư Phật tử tham dự. Trong thời gian đầu, TT cho xây một tăng xá và nhiều liêu cốc để chư tăng có nơi cư ngụ. Ba năm sau, TT lập đề án xin phép xây dựng bảo tháp con dỡ dang thì mới hay toàn bộ quả đồi chùa Xá Lợi Phật Đài nằm trong khu quy hoạch Công viên Lịch sử  Văn hóa Dân tộc. Thượng tọa đã xin ý kiến của Chư tăng Phật giáo Nguyên Thủy, kiến nghị các cơ quan chức năng can thiệp để giữ lại ngôi chùa Xá Lợi Phật Đài trên quả đồi của BS. Tín, nhưng vì đây là một công trình quốc gia mang tính chất văn hóa dân tộc là nơi để tưởng niệm các vua Hùng nên không được chấp thuận.

 * Ngày 8 tháng 10 năm 2004, Ủy ban Nhân Dân Tp. HCM do Ông Phó chủ tịch Nguyễn Văn Đua ký quyết định giao cho chùa Xá Lợi Phật Đài 7200m nằm trong khu tái định cư Long Sơn, cũng thuộc phường Long Bình, Q.9

 * Ngày 9 tháng 11 năm 2004, Phó giám đốc Sở xây dựng Lê Văn Trung ký quyết định cấp phép xây dựng cho chùa Xá Lợi Phật Đài.

 * Ngày 10 tháng 1 năm 2006, Ông Giám đốc Sở tài Nguyên Môi Trường Trần Thế Ngọc ký cấp 7200m cho chùa Xá Lợi Phật Đài địa chỉ 246/5 Vĩnh Thuận, P. Long Bình,Q.9, Tp. HCM.

 * Ngày 24 tháng 3 năm 2005, Đại diện Chư tôn Giáo phẩm Thành hội Phật giáo Tp.HCM, Chư tăng Phật giáo nguyên thủy, lãnh đạo chánh quyền quận Q.9 và đông đảo Phật tử tham dự lễ động thổ xây dựng theo mô hình: Chánh điện dài 30m, ngang 15m, Tăng xá dài 24m,  ngang 7m, Trai đường dài 24m, ngang 7m, Nhà bếp dài 32m, ngang 7m, cổng Tam quan dài 6m, cao 6m. Còn lại 2 công trình đang xây dựng: Bảo tháp Xá lợi hình lục giác cao 28m, đường kính 6m, Tháp chuông cao 12m, đường kính 6m. Thời gian xây dựng có thể còn vài ba tháng nữa mới hoàn thành.

 * Ngày 15 tháng 9 năm Đinh Hợi, để chuẩn bị cho chư tăng có trú xứ thích hợp để An cư kiết hạ nên Đại lễ An Vị Phật và Kết giới Sima diễn ra vô cùng trang nghiêm và đông đảo Tăng Ni và Phật tham dự. Trong buổi lễ có HT. Kim Minh phó Pháp chủ, HT. Viên Minh trụ trì Chùa Bửu Long, HT. Thiện Tâm ủy viên thường trực HĐTS. GHPGVN, Phó ban trị sự Thành Hội Phật Giáo Tp. HCM. TT. Minh Giác ủy viên kiêm phó thư ký ban trị sự thành hội Phật giáo TP. HCM.

 Chùa Xá Lợi Phật Đài mỗi năm có tổ chức những ngày lễ hội như rằm tháng Giêng: lễ kỷ niệm Đại hội Thánh Tăng, Phật hứa với ma vương 3 tháng nữa sẽ Níp Bàn;  Rằm tháng Tư Âl: Đại lễ Tam hợp - Đản sanh- Thành Đạo- Níp bàn; Rằm tháng 7 Âl: Lễ hội Vu Lan - mùa báo hiếu; ngày 22 Tháng 9 Âl:  Đại lễ Dâng y Kathina; Ngày 16 tháng 10 Âl: Lễ giổ tưởng niệm cố HT. Pháp Tri.

 Chùa Xá Lợi Phật Đài trong điều kiện thuận lợi hiện có (không xa thành phố, đường đi tiện lợi) hy vọng trong tương lai sẽ là địa điểm hoằng pháp thích hợp, vừa là điểm tham quan của khách du phương, vừa là nơi tôn nghiêm để phật tử đến lễ bái cúng dường.

 Thượng tọa Thiện Nhân xuất gia Sa di năm 1969 với HT. Thiện Luật  tại chùa Pháp Quang và xuất gia tỳ khưu với HT. Ân Lâm vào năm 1981 tại chùa Giác Quang. Thượng tọa Nguyên là Phó trụ trì chùa Nam Tông, quyền trụ trì chùa Kỳ Viên từ năm 1987 đến năm 1992. Hiện nay TT là giảng sư Ban Hoằng Pháp TW. GHPGVN, thư ký Ban Đại Diện Phật giáo Q.9.



Xá Lợi Phật Đài
Tỳ Kheo Thích Thiện Nhân
246/5 Vĩnh Thuận, P. Long Bình
Q. 9, TP. HCM
ĐT: (08) 8 870 211/ 870 212/ 604 882
 
Tu Vien Vinh Duc,
218 duong nguyen Tuyen,
Phuong Binh Trung Tay (Giong Ong To)
Quan 2 . TP. HCM.
Tel: 7433438 -7431245.
 
Chua Thien Minh
Duong Do Xuan Hop ,
Phuong Phuoc Binh quan 9.
 TP. HCM

Chua Quang Buu,
phuong long thanh my, quan 9
TP. HCM. DT:. 7330231

Chua Lien Hai
phuong tan phu ,
Quan 9 tp.hcm tel 8968210

Chua Thai Nguyen
Phuong binh trung tay (giong ong
to) quan 2tp. Hcm

Ni Vien Phuoc Long,
 Phuong Phuoc Long a,
Quan 9, tp hcm

Chua Sung Duc,
Phuong Truong Tho,
Quan Thu Duc, Tp.Hcm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn