Nguồn Gốc Cái Tên ‘Thủ Đức’ Của Vùng Đất Phía Đông Sài Gòn

28 Tháng Tám 20181:14 CH(Xem: 7378)
5179Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
5179
chothuduc
Chợ Thủ Đức
trungtamthuduc
Trung Tâm Thủ Đức
Sau tháng 4-75, quận Thủ Đức thuộc tỉnh Gia Định đã được đổi thành huyện rồi quận Thủ Đức của thành phố Sài Gòn. Vùng đất vốn là nửa nông thôn nửa thành thị này ngày càng phát triển và hiện nay, phải nói là một quận trù phú nổi tiếng ở phía Đông Sài Gòn. Cái tên “Thủ Đức” được nhắc trên báo đài đã khiến nhiều bậc lớn tuổi chạnh nhớ đến “Ông Thủ Đức”, người lập chợ Thủ Đức xưa, được người dân suy tôn là tiền hiền, khai sinh vùng đất phía Đông Sài Gòn, theo Vnexpress.net.

Được biết “Ông Thủ Đức” có tên tộc là Tạ Dương Minh, tên húy là Huy, tên hiệu là Thủ Đức, vốn là người Hoa nằm trong phong trào “phản Thanh phục Minh”, bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam thần phục nhà Nguyễn, tự nguyện làm thần dân nước Việt. Được phân đi khai khẩn đất hoang vùng Linh Chiểu Đông xưa, ông đã cùng người bản địa và di dân gốc miền Trung lập làng, canh tác mở mang cơ nghiệp.

TheoVnexpress, để thuận tiện cho người dân buôn bán, ông Tạ Dương Minh cho xây một ngôi chợ lớn nằm ở vị trí đẹp, thuận tiện giao thương ở khu vực này.

Theo tư liệu cũ, vùng đất Thủ Đức 200 năm trước tương ứng với huyện Ngãi An của tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai ngày nay), về sau huyện này được cắt ra, sát nhập vào tỉnh Gia Định.

Vào năm 1868, lần đầu tiên cái tên “Thủ Đức” xuất hiện khi huyện Ngãi An tách ra, lập thành khu thanh tra Thủ Đức. Đến năm 1911, tỉnh Gia Định được người Pháp chia thành 4 huyện là Hóc Môn, Thủ Đức (gồm cả quận 2 và quận 9 ngày nay), Gò Vấp và Nhà Bè. Như vậy tên gọi Thủ Đức đã xuất hiện cách nay ít nhất 150 năm.

Ông Tạ Dương Minh mất ngày 19 tháng 6 (không rõ năm nào), mộ bị mất hẳn dầu tích trong một thời gian. Đến năm Canh Dần (1890) hương chức làng Linh Chiểu Đông mới tìm lại được.

Ngôi mộ cồ bằng đá 120 tuổi của ông Tạ Dương Minh rộng hơn 110 m2, nằm sâu trong một con hẻm thuộc đường số 10, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức ngày nay, với nấm mộ có hình “ngưu miên” tức trâu nằm ngủ (có người cho là voi phục). Đây là một trong ba cổ mộ ở Sài Gòn được công nhận là di tích cấp thành phố, ghi nhận của Vnexpress.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn