Vua Hàm Nghi vẽ như một họa sĩ thật sự

05 Tháng Ba 20151:34 CH(Xem: 3488)
55Vote
40Vote
37Vote
22Vote
12Vote
3.316
TT - Bức tranh Chiều tà (Decline du jour) của vua Hàm Nghi (bút danh Tử Xuân) được đấu giá tại Paris ngày 24-11-2010 với giá 8.800 euro...
vuahamnghi
  Vua Hàm Nghi bên những bức tượng điêu khắc của ông tại nhà riêng ở Algeria, năm 1935 (Ảnh do Amandine Dabat cung cấp)


Vào 15g hôm nay 5-3, buổi nói chuyện chuyên đề “Vua Hàm Nghi - một cuộc đời nghệ sĩ” do cô Amandine Dabat - nghiên cứu sinh tiến sĩ lịch sử mỹ thuật Việt Nam của ĐH Paris - Sorbonne (Paris IV), được tổ chức tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.

Thú vị ở chỗ, Amandine Dabat (sinh năm 1987) chính là cháu gái năm đời của vua Hàm Nghi (1871-1943).

Lùi thời gian lại một chút thì phải đến khi bức tranh Chiều tà (Decline du jour) của vua Hàm Nghi (bút danh Tử Xuân) được đấu giá tại Paris ngày 24-11-2010 với giá 8.800 euro (Tuổi Trẻ ngày 7-12-2010), công chúng cả ở Việt Nam và Pháp mới thú vị nhận ra có một vị vua Hàm Nghi nghệ sĩ bên trong tâm hồn vị vua Hàm Nghi yêu nước.

Ông vẽ tranh thế nào, học vẽ từ ai, di sản của ông còn được bao nhiêu... từ năm năm qua cô Amandine Dabat đã nghiên cứu điều đó cho luận án tiến sĩ của mình.

Nhân dịp Amandine Dabat có mặt tại TP.HCM hoàn tất những nghiên cứu cuối cùng của luận án, Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM, Viện Viễn Đông Bác Cổ tại TP.HCM... đã tổ chức buổi trò chuyện để Amandine Dabat giúp công chúng hiểu rõ hơn về sự nghiệp mỹ thuật của vua Hàm Nghi.

hauduevuahamnghi


Vua Hàm Nghi vẽ nhiều phong cảnh Algeria và Pháp, bằng phong cách hội họa phương Tây. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng ông đã vẽ “cảnh Tây” bằng cái hồn Việt Nam

AMANDINE DABAT
(hậu duệ năm đời của vua Hàm Nghi ở Pháp)



Trò chuyện với PV Tuổi Trẻ trước buổi tọa đàm, Amandine Dabat chia sẻ: “Tôi chỉ biết về vua Hàm Nghi nhiều sau này khi tìm hiểu tài liệu nghiên cứu. Nhưng với cuộc đời nghệ thuật của ông, tôi được biết qua những tác phẩm của ông để lại trong gia đình.

Khi bắt đầu là nghiên cứu sinh lịch sử mỹ thuật, tôi chọn đề tài nghiên cứu về ông. Ở Pháp, người ta không biết nhiều về Hàm Nghi nên tôi lớn lên cũng rất bình thường. Chỉ đến khi về Việt Nam nghiên cứu, tôi mới ý thức được niềm tự hào về ông!

Tôi nghĩ rằng lúc đầu ông vẽ tranh như một cách để tìm niềm vui. Nhưng khi đã khởi đầu thì ông vẽ cả ngày, vẽ như một họa sĩ thật sự. Theo ý tôi, ông đã trở thành họa sĩ theo cách tự nhiên”.

Dabat cũng cho biết thêm: “Ông sáng tác nhiều như vẽ tranh sơn dầu, phấn tiên, điêu khắc đồng, thạch cao... Trước đây tranh của ông chưa từng giới thiệu ra công chúng.

Năm 1962, căn nhà ông sống ở Algeria bị cháy nên toàn bộ tác phẩm của ông không còn gì. Số còn lại thuộc sở hữu của gia đình, ông tặng con cháu hoặc bạn bè... đến nay còn lại khoảng dưới 100 tác phẩm.

Riêng bức Chiều tà do ai đấu giá, ai mua thì gia đình tôi cũng không biết.  Những bức tranh còn lại thuộc sở hữu của nhiều gia đình bên Pháp. Rất tiếc ở Pháp có luật về bản quyền nghiêm ngặt, tôi không thể tự ý cung cấp hình ảnh nếu chủ sở hữu chưa cho phép.

Tại buổi nói chuyện, tôi chỉ giới thiệu bảy bức tranh tiêu biểu của ông và những hình ảnh ông chụp bên tác phẩm của mình”.

(Theo http://tuoitre.vn)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn